Bảo tàng Hậu cần (Cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần - TCHC) nằm trong hệ thống bảo tàng Quân đội, thuộc loại hình lịch sử quân sự chuyên ngành Hậu cần, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của ngành HCQĐ trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hơn 65 năm qua, cùng với việc sưu tầm, lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật, BTHC còn tổ chức hàng trăm cuộc trưng bày, triển lãm cấp quốc gia, cấp Bộ Quốc phòng.

leftcenterrightdel
Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đình Chiêu, Phó chính ủy TCHC kiểm tra phần mềm số hóa Bảo tàng Hậu cầnẢnh: CTV 

Để không ngừng nâng cao chất lượng tuyên truyền giá trị lịch sử, đáp ứng yêu cầu thời đại Công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế trong tình hình mới, năm 2021, Bảo tàng được Thủ trưởng TCHC đích nhằm lưu giữ an toàn tư liệu, hiện vật trong xu hướng mở rộng đa chiều về không gian; chuyển đổi từ bảo tàng truyền thống sang bảo tàng số. Đây là bước phát triển mới, cho phép đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thưởng lãm giá trị lịch sử, văn hóa của các đối tượng và tăng tính hấp dẫn, thu hút khách tham quan trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tuy nhiên, cho phép triển khai Đề án số hóa tư liệu, hiện vật tại BTHC và các địa danh di tích lịch sử của TCHC. Mục để hoàn thành việc thực hiện số hóa BTHC và các di tích lịch sử của Tổng cục là vấn đề khó, vì đây là lĩnh vực mới trong hệ thống bảo tàng Quân đội. Đối với BTHC, đây là nhiệm vụ hoàn toàn mới, cán bộ, nhân viên chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về số hóa tư liệu; chưa biết phải triển khai bắt đầu từ đâu, lựa chọn nội dung nào làm trước; việc đảm bảo an toàn thiết bị, nội dung khi được đăng tải trên internet… Trong khi đó, khối lượng tư liệu, hiện vật, hình ảnh phục vụ số hóa rất nhiều, một số hạng mục đòi hỏi kỹ thuật cao, thực hiện công phu, như: phục dựng hiện vật, tuyến không gian, phim 3D không gian…

Quá trình triển khai Đề án, Bảo tàng phối hợp với một số đơn vị đối tác để thực hiện số hóa tư liệu, hiện vật, hình ảnh và các di tích lịch sử của Tổng cục. Ban Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản chịu trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu, hiện vật, phim ảnh, băng đĩa… đang lưu giữ tại Bảo tàng, lựa chọn hiện vật có giá trị, viết nội dung hiện vật 3D, 2D, tiểu sử của lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Tổng cục; nội dung phục dựng các tuyến không gian, thông tin lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục và các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ban Trưng bày tuyên truyền chịu trách nhiệm các nội dung về địa danh di tích lịch sử trong Tổng cục, phòng truyền thống, số hóa hướng dẫn viên, phim 3D… Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, sau hơn 01 năm thực hiện, Bảo tàng đã số hóa xong số lượng lớn tư liệu, hình ảnh, hiện vật, các di tích lịch sử của TCHC tại các địa phương trong cả nước. Kết quả cụ thể là:

Về số hóa hiện vật, hoàn thành số hóa và nhập dữ liệu 275 hiện vật 2D và 226 hiện vật 3D. Phục dựng 14 hiện vật; phục dựng không gian tuyến vận tải “Đường kín” thể hiện sự thông minh, sáng tạo, lợi dụng địa hình, địa vật của bộ đội vận tải: “không có rừng thì tạo thành rừng” tránh sự phát hiện đánh phá máy bay Mỹ để vận chuyển hàng đến tận tay bộ đội; phục dựng phim tuyến đường ống xăng dầu X42, tái hiện lại công trình “huyền thoại trong huyền thoại”, đóng góp rất lớn, quan trọng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuyến đường ống xăng dầu X42 là hiện thân của khúc tráng ca, thể hiện sự thông minh, sáng tạo, kiên trì và quả cảm của ngành Xăng dầu nói riêng, ngành HCQĐ nói chung.

Số hóa lịch sử truyền thống các cơ quan, đơn vị trong Tổng cục; các địa danh di tích, phòng truyền thống, gồm: lịch sử truyền thống của 22 cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục; số hóa Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phòng truyền thống Cục Chính trị, Quân nhu, Vận tải; hoàn thành và nhập liệu 14 địa danh di tích. Hoàn thành số hóa thông tin 793 đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc TCHC (thu âm thông tin lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục; lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần) và sưu tầm ảnh chân dung của 820 đồng chí; số hóa 118 ảnh tư liệu tiêu biểu của ngành Hậu cần Quân đội, 51 tập phim tài liệu, phóng sự về ngành Hậu cần và 25 bài hát về Ngành; số hóa hướng dẫn viên (thuyết minh tuyến tham quan); chuyển giao công nghệ quản lý, phát huy hiệu quả bảo tàng số.

Sau khi hoàn thành Đề án, Bảo tàng nhanh chóng thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với bảo tàng số. Đặc biệt, giới thiệu rộng rãi phần mềm số hóa trên điện thoại di động đến cán bộ, chiến sĩ hậu cần toàn quân, khách tham quan và Nhân dân cả nước. Phân công nhân viên tham gia một số hội nghị tập huấn, đào tạo sử dụng phần mềm hệ thống quản lý bảo tàng số, làm chủ công nghệ số, nhập liệu bổ sung khi có thay đổi trên phần mềm quản lý tra cứu thông tin bảo tàng số và trên thiết bị di động.

Hiện nay, BTHC là đơn vị đầu tiên trong hệ thống bảo tàng Quân đội số hóa địa danh di tích lịch sử của TCHC, cơ quan, đơn vị trực thuộc và số lượng tài liệu, hình ảnh, hiện vật nhiều nhất, thu hút đông đảo đơn vị, khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập, như: Bảo tàng Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân khu 1, Học viện Quân y, Trường Đại học Thái Nguyên… Ki-ốt bảo tàng số được giới thiệu rộng rãi tại các cuộc triển lãm trong và ngoài Quân đội phục vụ hàng chục nghìn lượt  khách tham quan, nghiên cứu. Nhờ hoàn thành số hóa tư liệu hiện vật tại BTHC và địa danh di tích lịch sử của TCHC, BTHC có sự thay đổi lớn giúp lưu trữ hình ảnh, tư liệu nhiều hơn, phục vụ tham quan, nghiên cứu tốt hơn.

Thời gian tới, BTHC tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin số hóa hiện vật, thông qua quét mã QR code cho hiện vật tại Bảo tàng. Khách tham quan sẽ được nghe, nhìn những thông tin các hiện vật chi tiết, đầy đủ, mang lại sự trải nghiệm hấp dẫn cho người xem. Tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, góp phần xây dựng BTHC thực sự là trung tâm văn hóa lịch sử của ngành HCQĐ.

Thượng tá Đặng Việt Cường, Giám đốc Bảo tàng Hậu cần