Đồng chí Đại tá Cao Văn Sơn, Phó chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải quân: Tăng cường thông tin chỉ đạo, trao đổi kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu của cán bộ hậu cần các cấp
Những năm qua, công tác tuyên truyền về hoạt động HCQĐ nói chung, Hậu cần Quân chủng Hải quân (QCHQ) nói riêng được sự quan tâm sâu sắc của Thủ trưởng Tổng cục Hậu cần (TCHC) và BBT Tạp chí HCQĐ. Thông qua các ấn phẩm của Tạp chí, ngành Hậu cần QCHQ cập nhật được nhiều thông tin quan trọng, có dịp trao đổi kinh nghiệm về công tác hậu cần (CTHC) thường xuyên, SSCĐ, đột xuất, nổi bật là:
Các bài viết về kinh nghiệm công tác bảo đảm hậu cần (BĐHC) trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ... tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hậu cần nghiên cứu, tra cứu, hướng dẫn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức, tri thức, góp phần nâng cao hiệu quả công tác BĐHC cho tác chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay. Những vấn đề lý luận hậu cần về BĐHC trong chiến tranh công nghệ cao, các loại hình tác chiến mới; bài viết bàn về giải pháp BĐHC cho các loại hình tác chiến tương lai... là những thông tin có giá trị cao giúp cán bộ hậu cần Hải quân tham khảo nghiên cứu, vận dụng xây dựng phương án, kế hoạch BĐHC tác chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo và nhiệm vụ khác. Đối với công tác BĐHC thường xuyên, nhất là các số Tạp chí đầu năm, thông tin chỉ đạo, định hướng của Chỉ huy Tổng cục, các cục chuyên ngành giúp cơ quan hậu cần các cấp trong Quân chủng chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị cơ sở thực hiện CTHC cụ thể, hiệu quả. Thông qua ấn phẩm của Tạp chí, cán bộ hậu cần các cấp tham khảo, học tập được nhiều mô hình hay, kinh nghiệm quý để áp dụng hiệu quả tại đơn vị mình.
Các đơn vị trong Quân chủng đã tích cực cộng tác viết tin, bài phản ánh hoạt động hậu cần Hải quân, cách làm hay, mô hình mới tuyên truyền trên Tạp chí. Tiêu biểu là hoạt động hậu cần trên biển, quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1; hội thi, hội thao, các chương trình, dự án về CTHC, đổi mới phương thức BĐHC, bảo đảm cho tàu xuất phát nhanh và nhiều hoạt động khác... Tuy nhiên trong công tác phối hợp, cộng tác giữa BBT Tạp chí HCQĐ với ngành Hậu cần QCHQ có lúc chưa kịp thời; tin, bài phản ánh về các hoạt động BĐHC SSCĐ, tác chiến bảo vệ biển, đảo và hoạt động hậu cần trên biển, đảo chưa nhiều.
Thời gian tới, cơ quan Hậu cần QCHQ đề nghị BBT quan tâm tăng cường viết bài và phát hành ấn phẩm Tạp chí đến các đầu mối đơn vị mới thành lập, làm nhiệm vụ đặc thù. Cần tăng cường hơn nữa các bài viết chuyên mục chỉ đạo, lý luận hậu cần nói chung, hậu cần Hải quân nói riêng, nhất là BĐHC SSCĐ, tác chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo và hoạt động hậu cần trên biển, đảo; bài viết trao đổi kinh nghiệm CTHC; CTHC của quân đội một số nước trên thế giới...
-----------------------
Đồng chí Đại tá Nguyễn Khắc Dũng, Phó chủ nhiệm Hậu cần, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác hậu cần quân sự địa phương trên Tạp chí HCQĐ
Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa thường xuyên nhận được các ấn phẩm của Tạp chí HCQĐ. So với các tạp chí khác, hình thức Tạp chí HCQĐ đẹp hơn, chất lượng ảnh, nội dung bài viết tốt, phản ánh phong phú các hoạt động hậu cần từ bài chuyên mục chỉ đạo đến nghiên cứu trao đổi, cải tiến sáng kiến hậu cần... Trên cơ sở đó, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu, học tập, áp dụng hiệu quả các mô hình hậu cần tiêu biểu như: Mô hình tăng gia sản xuất kết hợp phát triển kinh tế - xã hội địa phương tạo nguồn lực hậu cần tại chỗ; công tác nghiên cứu, kết hợp quân dân y trong khám, chữa bệnh; công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong hoạt động hậu cần khu vực phòng thủ (KVPT); vận hành cơ chế hoạt động của hội đồng cung cấp KVPT tỉnh, huyện...
Những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và cơ quan nghiệp vụ cấp trên, công tác BĐHC của Bộ CHQS Tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần bộ đội; tiềm lực, thế trận hậu cần KVPT được củng cố, xây dựng liên hoàn, vững chắc từ cấp tỉnh đến huyện. Cơ quan Hậu cần Bộ CHQS Tỉnh tổ chức bảo đảm tốt hậu cần cho nhiều cuộc diễn tập KVPT cấp tỉnh, huyện, diễn tập vòng tổng hợp, các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương...
Mặc dù đạt được nhiều kết quả trên, song, công tác tuyên truyền các hoạt động hậu cần của Bộ CHQS Tỉnh trên Tạp chí HCQĐ chưa được nhiều. Số lượng bài viết về hoạt động hậu cần quân sự địa phương trong KVPT còn hạn chế. Sự phối hợp giữa Phòng Hậu cần Bộ CHQS Tỉnh và BBT chưa chặt chẽ. Phóng viên BBT rất ít khi đến Bộ CHQS Tỉnh tìm hiểu thông tin viết bài kịp thời. Thời gian tới, đề nghị Thủ trưởng Tổng cục và BBT thường xuyên quan tâm cập nhật đăng tải các hoạt động CTHC quân sự địa phương trong KVPT. Phòng Hậu cần và BBT cần có kế hoạch trong công tác tuyên truyền, kịp thời cập nhật, đăng tải thông tin mới của lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hoà trên Tạp chí HCQĐ.
--------------------
Đồng chí Đại tá Nguyễn Đức Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 87: Cần tuyên truyền nhiều hơn nữa hoạt động y tế trên địa bàn Nam Trung bộ
Bệnh viện quân y 87 là bệnh viện khu vực, hạng I, tuyến chiến lược trực thuộc TCHC, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và Nhân dân khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Trường Sa; kiểm tra sức khỏe cho quân nhân là thủy thủ tàu ngầm, học viên phi công…
Từ năm 2015, Bệnh viện được đầu tư xây mới cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn bệnh viện hạng I tuyến chiến lược. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Những năm gần đây, công tác thu dung cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân của Bệnh viện đều đạt và vượt chỉ tiêu. Trung bình hằng năm, tổng số khám đạt 100.000 lượt bệnh nhân; thu dung, điều trị trên 20.000 lượt bệnh nhân; tỷ lệ sử dụng giường đạt từ 131 - 170%; tỷ lệ khỏi ra viện đạt 75%. Bệnh viện áp dụng hiệu quả kỹ thuật cao có thể thực hiện phẫu thuật thay khớp háng bán phần, toàn phần; thay khớp gối; mổ ung thư đại tràng nội soi, cắt nang lách nội soi; điều trị tiêu sợi huyết đối với bệnh nhân đột qụy não trong 06 giờ đầu… Bệnh viện phối hợp với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa tổ chức tập huấn y tế biển, đảo cho đội ngũ y bác sĩ xã phường ven biển; xây dựng quy chế kết hợp quân dân y, cấp cứu cho lực lượng lao động trên biển, nhất là ngư trường thuộc huyện đảo Trường Sa.
Bệnh viện thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài Quân đội đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về những sự kiện và hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, những năm gần đây, trên ấn phẩm của Tạp chí HCQĐ rất ít bài viết về hoạt động của Bệnh viện quân y 87.
Thời gian tới, Bệnh viện sẽ chủ động liên hệ với BBT để thông tin và thống nhất đề tài, bài viết tuyên truyền trên Tạp chí HCQĐ nhằm lan tỏa những kết quả của Bệnh viện quân y 87 trên địa bàn Nam Trung bộ. Đề nghị BBT tạo điều kiện cho phóng viên theo dõi hoạt động của Bệnh viện, để kịp thời tuyên truyền trên Tạp chí và Cổng Thông tin điện tử TCHC.
------------------
Đồng chí Đại tá Nguyễn Trung Quảng, Chủ nhiệm Hậu cần, Bộ Tư lệnh Vùng 4/QCHQ: Kinh nghiệm phát hiện đề tài và viết bài cộng tác với Tạp chí HCQĐ
Tôi là cộng tác viên thường xuyên của Tạp chí HCQĐ trong nhiều năm qua nên cũng có một số kinh nghiệm viết tin, bài. Thời gian qua, CTHC của QCHQ nói chung, Bộ Tư lệnh Vùng 4 nói riêng có nhiều điểm mới như: đổi mới phương thức BĐHC cho Trường Sa; Chương trình “Xanh hóa Trường Sa”; xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng ổn định, bền vững; thực hiện các dự án trong CTHC... Chúng tôi chủ động liên hệ với BBT để tuyên truyền kịp thời các hoạt động hậu cần của các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4, nhất là trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1.
Tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, chỉ huy cơ quan hậu cần các cấp cần thường xuyên quan tâm đến chủ trương, định hướng, nội dung mới trong CTHC của đơn vị mình, kết quả nổi bật, trên cơ sở đó, trao đổi với BBT đề tài, cách thể hiện, độ dài bài viết.
Thứ hai, thường xuyên nghiên cứu các nội dung đăng tải trên ấn phẩm in của Tạp chí HCQĐ và trên Báo Quân đội nhân dân điện tử; lưu trữ các số Tạp chí phát hành đến đơn vị để nghiên cứu cách viết, thể hiện tin, bài gửi cho BBT. Coi ấn phẩm Tạp chí HCQĐ như tài liệu phục vụ công tác nghiệp vụ.
Thứ ba, lưu số điện thoại, địa chỉ liên lạc, thư điện tử email của cơ quan và các biên tập viên của Tạp chí để thường xuyên liên lạc trao đổi. Cần trau dồi, đổi mới cách thể hiện bài viết, tránh đơn điệu, chủ quan, một chiều của tác giả, tính thuyết phục không cao.
Thứ tư, tôi đánh giá cao cách tổ chức Hội nghị cộng tác viên của Tổng cục lần này rất chu đáo. Cùng với giấy mời, các đồng chí gửi thêm tài liệu về báo cáo trung tâm, hướng dẫn cách phát hiện đề tài, chú ý khi cộng tác tin, bài, ảnh, ý kiến góp ý với Tạp chí. Tôi thấy đây là cách làm chu đáo và chuyên nghiệp.
Thứ năm, thời gian tới, CTHC của các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân có nhiều nội dung mới, kính mong Thủ trưởng Tổng cục, BBT quan tâm, giúp đỡ trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần của Bộ Tư lệnh Vùng 4 hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
----------------
Đồng chí Thượng tá Đỗ Kim Đoàn, Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn Phòng không 377 (Quân chủng Phòng không - Không quân): Vận dụng các bài viết trên Tạp chí HCQĐ vào thực tiễn CTHC của Sư đoàn.
Những năm qua, cơ quan hậu cần các cấp của Sư đoàn thường xuyên nhận được cuốn Tạp chí HCQĐ theo định kỳ 2 tháng/lần. Chỉ huy Phòng Hậu cần thường quan tâm đến việc chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành Hậu cần nghiên cứu Tạp chí, phát hiện những biện pháp hay, kinh nghiệm quý, mô hình hiệu quả đăng tải trên Tạp chí để tham mưu, đề xuất nội dung hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị áp dụng hiệu quả.
Một số biện pháp, kinh nghiệm, mô hình hậu cần tiêu biểu trong toàn quân chúng tôi áp dụng hiệu quả là: Vườn rau trong nhà lưới; mô hình TGSX vườn - ao - chuồng - rừng; huấn luyện từng chuyên ngành; xây dựng chính quy hệ thống mẫu biểu, sổ sách… Nhờ có trang Tạp chí HCQĐ trên Báo Quân đội nhân dân điện tử nên chúng tôi có điều kiện tiếp cận, thông tin về CTHC nhanh hơn.
Cơ quan Hậu cần Sư đoàn thường xuyên trao đổi với BBT về những thông tin mới tại đơn vị để làm tư liệu viết bài. Thông qua đó, chúng tôi trao đổi thêm nhiều thông tin mới, gắn kết trong việc viết tin, bài tuyên truyền hoạt động hậu cần của Sư đoàn. Đồng thời nắm chắc thông tin về hoạt động hậu cần toàn quân đang thực hiện để nghiên cứu, học hỏi.
Thời gian tới, Sư đoàn triển khai một số hoạt động về CTHC như: Tổ chức bảo đảm cho các đơn vị tham gia bắn đạn thật; xây dựng các công trình kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Quân chủng PK- KQ; ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và nhiều sự kiện quan trọng khác... Phòng Hậu cần Sư đoàn rất mong được phối hợp chặt chẽ với BBT cùng trao đổi, đăng tin, bài kịp thời. Tăng cường giao lưu, hợp tác với cơ quan Hậu cần Vùng 4 Hải quân và các đơn vị bạn trên cùng địa bàn để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng ngành HCQĐ ngày càng phát triển.
--------------
Đồng chí Thiếu tá Phạm Văn Khoa, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Trường Sĩ quan Thông tin: Áp dụng mô hình hậu cần của các học viện, trường Quân đội vào CTHC của Trường
Cán bộ, nhân viên Phòng Hậu cần Trường Sĩ quan Thông tin thường xuyên nghiên cứu các bài viết đăng trên Tạp chí HCQĐ, nhất là bài viết về mô hình hậu cần mới, hiệu quả. Thông qua đó học tập nhiều mô hình hậu cần tiêu biểu của các đơn vị trong toàn quân như: các mô hình chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn gắn với trạm chế biến tập trung; chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; công tác xăng dầu, vận tải, quân y; phong trào thi đua của các chuyên ngành Hậu cần; sáng kiến cải tiến kỹ thuật hậu cần… Từ việc nghiên cứu, tham khảo các bài viết đăng trên Tạp chí, cán bộ, nhân viên hậu cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đổi mới, tham mưu với Ban Giám hiệu áp dụng hiệu quả các mô hình hậu cần vào điều kiện thực tế của Trường.
Cụ thể là:
Chủ động khai thác thu mua lương thực, thực phẩm tại chỗ theo từng thời điểm thuận lợi, kết hợp với sản phẩm TGSX bảo đảm cho bữa ăn cán bộ, học viên giá thấp hơn giá thị trường từ 8 -10%. Xây dựng thành công nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt tập trung, quy mô lớn, với tổng kinh phí trên 4,2 tỷ đồng. Hiện đang duy trì trồng trên 4.000m2 vườn rau an toàn; trên 3.000m2 chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, duy trì nuôi từ 50 - 60 con bò, hàng trăm con lợn, hàng nghìn con gia cầm thịt; trồng hơn 5 ha cỏ voi phục vụ chăn nuôi và trồng 10 ha cây lấy gỗ. Hiện nay, Trường tự túc 95% nhu cầu rau xanh, 70% định lượng thịt lợn, gia cầm, 20% định lượng cá. Lãi thu từ TGSX đạt trên 1,3 triệu đồng/người/năm. Trường làm tốt công tác y tế dự phòng, phòng, chống dịch bệnh không để lây lan vào doanh trại, duy trì tỷ lệ quân số khỏe trên 99%. Đến nay, 100% cơ sở doanh trại từ cấp tiểu đoàn đều quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt, triển khai xây dựng mới nhiều dự án quan trọng phục vụ công tác giáo dục - đào tạo. Từ năm 2020 - 2023 Trường huy động hơn 1.800 ngày công học viên và hơn 4,5 tỷ đồng cải tạo nâng cấp hệ thống sân nội bộ, trồng mới hơn 400 cây xanh, hơn 9.000m2 thảm cỏ; 11.418 cây lấy gỗ; lắp đặt hệ thống máy lọc nước tinh khiết cho tất cả các khu vực tập trung và đầu mối tiểu đoàn bảo đảm nhu cầu nước uống sạch cho toàn Trường...
--------------
Đồng chí Thiếu tá Trần Đình Hồng, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Ninh Thuận: Hiệu quả của Tạp chí HCQĐ đối với CTHC Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Thuận
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Ninh Thuận quản lý 105 km đường bờ biển và 15 xã, phường, thị trấn thuộc 04 huyện và 01 thành phố; có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; xây dựng nền Biên phòng toàn dân và thế trận Biên phòng toàn dân; tham gia phát triển kinh tế, xã hội địa phương; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng…
Trong công tác tuyên truyền, chúng tôi rất coi trọng thông tin trên Tạp chí HCQĐ. Thông qua việc nghiên cứu, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm các mô hình hậu cần được đăng tải trên Tạp chí, chúng tôi hiểu rõ hơn những chủ trương, định hướng lớn của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn, chỉ đạo của TCHC và các chuyên ngành Hậu cần; nắm chắc thông tin toàn cảnh về CTHC của toàn quân và lực lượng BĐBP tại đơn vị cơ sở mà không có điều kiện trực tiếp tham quan, tìm hiểu các mô hình hậu cần tiêu biểu, như: BĐBP giúp Nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; Chương trình bò giống cho người nghèo nơi biên giới; Chương trình con nuôi đồn Biên phòng; Chương trình kết hợp quân dân y, TGSX... Một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt mà BĐBP tỉnh Ninh Thuận áp dụng hiệu quả như: mô hình nuôi lợn lai, gà, chế biến nước mắm, trồng rau trong nhà lưới, mô hình nuôi rong nho tại các đồn biên phòng.
Những năm gần đây, tuy tin, bài về CTHC BĐBP đăng trên Tạp chí HCQĐ nhiều, sát thực hơn, song tuyến cơ sở còn ít, rất mong BBT tiếp tục đăng nhiều bài viết về hậu cần BĐBP đơn vị vùng sâu, vùng xa kịp thời để cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ Biên phòng.
---------------
Đồng chí Thiếu tá Đào Văn Tùng, Phó chủ nhiệm Hậu cần, Lữ đoàn Công binh 293: Vận dụng kinh nghiệm quý trong CTHC của đơn vị bạn vào thực tiễn hoạt động hậu cần Lữ đoàn
Là đơn vị Công binh chiến lược chuyên thi công xây dựng công trình rà phá bom mìn tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện phân tán, dã ngoại, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc BĐHC cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các công trình gặp nhiều khó khăn. Thông qua cuốn Tạp chí HCQĐ, chúng tôi tham khảo, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, mô hình về BĐHC cho các lực lượng làm nhiệm vụ xa doanh trại.
Điển hình như: cách phát triển chăn nuôi, trồng trọt tại các công trình để tạo nguồn thực phẩm tại chỗ phục vụ bữa ăn; biện pháp cung ứng lương thực, thực phẩm cho các tổ, đội làm nhiệm vụ xa doanh trại; biện pháp bảo vệ sức khỏe bộ đội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng công trình; khắc phục khó khăn trong bảo đảm nước sạch phục vụ sinh hoạt; biện pháp xây dựng cảnh quan môi trường doanh trại... Nhờ khắc phục khó khăn, học hỏi kinh nghiệm đơn vị, hiện nay Lữ đoàn xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt an toàn, bền vững, tự túc 95% - 100% định lượng thịt xô lọc và rau, củ, quả; gần 60% định lượng thịt nạc, thịt gia cầm và hơn 45% định lượng cá các loại, góp phần ổn định đời sống bộ đội.
Thời gian tới, rất mong Tạp chí HCQĐ cử phóng viên trực tiếp đến các đơn vị cơ sở, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa mà Lữ đoàn đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng công trình quốc phòng để phản ánh việc bảo đảm đời sống bộ đội. Tuy ở đó việc bảo đảm đời sống bộ đội còn gặp nhiều khó khăn, song đây là nguồn cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ và là dịp hiểu thêm đời sống gian khổ của bộ đội công binh xây dựng công trình.
--------------
Đồng chí Thiếu tá Lê Hồng Phong, Chủ nhiệm Hậu cần Lữ đoàn 5, Binh chủng Đặc công: Kinh nghiệm khai thác thông tin trên Tạp chí HCQĐ, áp dụng hiệu quả vào CTHC của đơn vị
Lữ đoàn 5 là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Binh chủng Đặc công. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị thường xuyên huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ trên biển với cường độ cao, tiêu hao năng lượng lớn. Đơn vị có nhiều đối tượng bảo đảm như: đặc công nước, đặc công người nhái, đặc công nước chống khủng bố, lực lượng tàu thuyền trinh sát...
Qua nghiên cứu Tạp chí HCQĐ cho thấy, những thông tin được đăng tải trên Tạp chí hàm lượng khoa học, độ tin cậy cao, là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất với chỉ huy Lữ đoàn áp dụng vào thực tế CTHC của đơn vị. Những bài viết nghiên cứu sâu, thời sự đăng trên Tạp chí sẽ được đưa vào giao ban cơ quan hậu cần, trước hết là tuyên truyền, sau đó để cán bộ, nhân viên hậu cần trao đổi. Những mô hình hay, có khả năng áp dụng hiệu quả được tập thể bàn bạc, thống nhất thực hiện trong Lữ đoàn. Thông qua Tạp chí, chúng tôi nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm, các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong CTHC, như: phát triển TGSX, chế biến, tạo nguồn thu cho đơn vị; công tác huấn luyện, xây dựng Ngành; xây dựng doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp...
Thời gian qua, Lữ đoàn 5 rất quan tâm cộng tác với Tạp chí HCQĐ, thường xuyên liên hệ với BBT để trao đổi, kịp thời tuyên truyền những kết quả nổi bật trong CTHC của Lữ đoàn trên các số Tạp chí. Phòng Hậu cần Lữ đoàn sẽ tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, nghiên cứu các thông tin đăng tải trên Tạp chí HCQĐ để áp dụng hiệu quả vào CTHC của đơn vị. Đồng thời, giữ mối liên hệ với BBT, thường xuyên trao đổi thông tin, phát hiện đề tài đăng tải trên Tạp chí. Đề nghị tăng số lượng phát hành Tạp chí cho các đầu mối đơn vị trong Lữ đoàn giúp cán bộ, nhân viên hậu cần thuận lợi trong việc tiếp cận, tham khảo thông tin trên Tạp chí HCQĐ.
---------------
Đồng chí Thái Khắc Vân, Chủ nhiệm Hậu cần Chi đội Kiểm ngư 4: Tăng cường tuyên truyền về CTHC lực lượng Kiểm ngư trên Tạp chí HCQĐ
Chi đội Kiểm ngư 4 là lực lượng làm nhiệm vụ chấp pháp duy trì việc thực thi pháp luật về kiểm ngư, bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường, nguồn lợi thủy sản trên biển; xử lý mọi hành vi vi phạm của tàu cá, tàu dân sự của Việt Nam và tàu nước ngoài hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Đồng thời, làm nhiệm vụ tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển của Việt Nam; cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ ngư dân tham gia hoạt động kinh tế biển và vận chuyển, phục vụ các đoàn công tác trên Quần đảo Trường Sa.
Chi đội có lực lượng làm nhiệm vụ trong bờ và lực lượng làm nhiệm vụ dài ngày trên biển. Do vậy, CTHC của Chi đội Kiểm ngư 4 có nhiều đặc thù và khó khăn hơn so với các lực lượng khác. Qua theo dõi cho thấy, số lượng tin, bài, ảnh về hoạt động hậu cần của lực lượng Kiểm ngư rất ít. Một số bài viết được đăng tải thời gian qua chủ yếu là do phóng viên của Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí HCQĐ tham gia các đoàn công tác trên Quần đảo Trường Sa.
Thời gian tới, đề nghị BBT phân công phóng viên thường xuyên theo dõi, tham gia những chuyến công tác trên biển cùng với lực lượng Kiểm ngư để hiểu hơn công tác BĐHC cho các nhiệm vụ. Thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị kiểm ngư đăng tin, bài, ảnh về hoạt động hậu cần bảo đảm cho các nhiệm vụ, như: BĐHC trong các nhiệm vụ trực, chở đoàn công tác thăm và làm việc tại Quần đảo Trường Sa, DK1; chở đoàn công tác thay thu quân trên Quần đảo Trường Sa; BĐHC thực hiện nhiệm vụ tìm kiến cứu nạn trong điều kiện sóng gió trên biển... Cơ quan hậu cần lực lượng Kiểm ngư sẽ chủ động tham mưu với cấp ủy, chỉ huy đơn vị về công tác tuyên truyền trên Tạp chí HCQĐ. Thường xuyên quan hệ chặt chẽ với BBT Tạp chí HCQĐ để trao đổi thông tin phục vụ viết tin, bài.