Để bảo đảm tốt quân y cho Trường Sa - DK, cùng với lực lượng quân y Hải quân trên các đảo, điểm đảo còn được cấp trên tăng cường luân phiên các y sĩ, bác sĩ từ các bệnh viện lớn trong Quân đội, có trình độ chuyên môn giỏi, khả năng làm nhiệm vụ độc lập. Bệnh xá các đảo nổi đều được bảo đảm các trang thiết bị y tế hiện đại, có hệ thống Telemedicine kết nối với các bệnh viện trong đất liền đã phát huy tốt hiệu quả chuyên môn, nhất là khi có các tình huống cấp cứu vượt quá khả năng cứu chữa. Từ năm 2018 đến nay đã có 132 lượt hội chẩn, chỉ đạo chuyên môn qua hệ thống này. Từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm sau là thời điểm biển động, giông bão bất thường (trung bình mỗi năm có khoảng 6-8 cơn bão mạnh từ cấp 8-12 đi qua quần đảo Trường Sa), nên ảnh hưởng lớn đến công tác cứu chữa, vận chuyển thương bệnh binh. Vì vậy, các bệnh nhân nặng, có nguy cơ tử vong cao đều được cấp trên kịp thời điều động máy bay quân sự hoặc tàu Hải quân vận chuyển vào đất liền.

Các loại vật chất quân y cho nhiệm vụ SSCĐ, cấp cứu, cứu hộ-cứu nạn trên đảo, nhà giàn DK1 được bảo đảm đầy đủ số lượng, chất lượng tốt, đồng bộ chủng loại và quản lý chặt chẽ. Về cơ số thuốc và trang thiết bị, dụng cụ y tế cấp cho Trường Sa - DK, hằng năm, Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần), Phòng Quân y Quân chủng nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật và nhu cầu sử dụng trên đảo. Căn cứ vào tình hình thực tế, công tác bảo đảm vật tư quân y cho Trường Sa những năm qua có sự thay đổi nhằm nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế lãng phí. Theo đó, một số loại vật chất tăng thêm hoặc giảm bớt để phù hợp nhu cầu sử dụng. Hiện nay, thuốc quân y thường xuyên được bảo đảm theo chế độ bảo hiểm y tế, tiêu chuẩn thuốc cấp cho bộ đội Trường Sa cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị và dự phòng. Trang thiết bị quân y được cấp theo yêu cầu, nhiệm vụ cứu chữa đối với từng loại đảo, gồm có trang bị lâu bền và trang bị tiêu hao hằng năm. Các đảo nổi được trang bị dụng cụ quân y bảo đảm cứu chữa bước đầu và cứu chữa cơ bản loại 1. Các đảo chìm được trang bị dụng cụ quân y đảm bảo bổ sung cấp cứu và cứu chữa bước đầu.

leftcenterrightdel

Đoàn công tác Tổng cục Hậu cần kiểm tra kết nối hệ thống Telemedicine Bệnh xá đảo Trường Sa với Bệnh viện quân y 175. Ảnh: Hoàng Hiền 

Đối với trang thiết bị quân y bảo đảm cho Trường Sa cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng phục vụ khám, cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Các đảo nổi được triển khai phòng mổ tương đối hoàn chỉnh để tiến hành các phẫu thuật thông thường như: Mổ cắt ruột thừa viêm, xử trí ngoại khoa các vết thương phần mềm; gãy xương chân, tay; xử lý bước đầu vết thương sọ não, vết thiếu máu mức độ nặng đã kịp thời cứu sống bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh xá của một số đảo đã xử trí kịp thời các trường hợp cấp cứu, hạn chế phải chuyển vào đất liền.

Việc tổ chức triển khai thực hiện 10 điều quy định về vệ sinh môi trường ở Trường Sa của Bộ Quốc phòng được quán triệt, chỉ đạo và duy trì thực hiện nghiêm; các hoạt động giám sát nguồn truyền nhiễm, mầm bệnh, yếu tố nguy cơ và vectơ truyền bệnh… ở các tuyến được chú trọng, triển khai thực hiện nền nếp. Đối với công tác điều trị dự phòng, các đơn vị đã thực hiện nghiêm công tác quản lý sức khỏe bộ đội trước khi thay phiên trên đảo. Do vậy, thương do hỏa khí tại đảo... Các đảo chìm đảm bảo cấp cứu đầu tiên, bổ sung cấp cứu, có thể xử trí tình huống cứu chữa bước đầu loại 1 như: Mở khí quản, khâu kín vết thương ngực hở, xử trí bước đầu vết thương mạch máu... Tuy nhiên, để đảm bảo các đảo nổi có khả năng mở rộng phạm vi cứu chữa khi cần thiết, cần nghiên cứu trang bị thêm các trang bị, phương tiện hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị như máy X-quang, siêu âm, xét nghiệm máu, hỗ trợ hô hấp...

Năm 2020, Quân chủng Hải quân ban hành Khung chương trình huấn luyện chuyên ngành Y học Hải quân cho lực lượng quân y thay phiên trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, gồm: Công tác tổ chức chỉ huy quân y, ngoại khoa và nội khoa dã chiến, vệ sinh phòng dịch, Y học Hải quân, công tác tiếp tế quân y. Các bệnh viện (theo quy định của Bộ, hiệp đồng của Quân chủng Hải quân) đều chủ động huấn luyện các kíp quân y thay phiên ra đảo về công tác chuyên môn nghiệp vụ cần thiết trong thời gian 12 tháng. Cơ quan Quân y Vùng 4, Lữ đoàn 146 thường xuyên tổ chức tập huấn cho các tổ quân y  trước khi ra công tác trên biển, đảo. Nội dung huấn luyện tập trung vào kỹ thuật cứu chữa bước đầu và xử trí các tình huống trên biển, đảo... để nâng cao trình độ chuyên môn của các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên. Nhờ đó, cán bộ, nhân viên quân y đều tự tin, giảm tâm lý căng thẳng và sớm thích nghi với công việc ngay từ đầu khi làm nhiệm vụ trên đảo.

Đặc biệt, những năm gần đây, một số kỹ thuật đặc thù được triển khai trên Quần đảo Trường Sa, như: Bệnh xá đảo Song Tử Tây sử dụng hiệu quả buồng áp suất để cấp cứu, điều trị cho ngư dân mắc bệnh giảm áp trong quá trình lặn đánh bắt hải sản; Bệnh xá đảo Trường Sa động viên cán bộ, chiến sĩ trên đảo hiến máu để truyền máu cho bệnh nhân bị tỷ lệ quân số khỏe của bộ đội các đơn vị trên đảo luôn duy trì trên 98,5%; 100% cán bộ, chiến sĩ trước khi công tác trên đảo, nhà giàn đều được khám sức khỏe, giám sát HIV, ma túy;  không để sót lọt trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn sức khỏe, nhiễm HIV, dương tính với ma túy đi luân phiên trên đảo. Từ 2018 đến nay, Vùng 4, Vùng 2 đã khám toàn bộ các trường hợp trước khi đi làm nhiệm vụ tại các đảo, nhà giàn; đặc biệt từ năm 2022, Quân chủng Hải quân đã thành lập Hội đồng khám thay phiên Trường Sa, DK1 cấp Quân chủng, mời các chuyên gia về tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, tâm thần của Bệnh viện Quân y 175 để khám chuyên sâu nhằm không để sót lọt các trường hợp không đủ sức khỏe đi công tác Trường Sa, DK1.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo đảm quân y (BĐQY) khu vực Trường Sa - DK1 còn gặp khó khăn, hạn chế như: Đa số thiết bị y tế trang bị trên đảo đều không phải là loại chuyên dụng dành cho vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không khí có nhiều hơi nước muối nên vật tư, trang bị y tế dễ bị hỏng, nhanh xuống cấp. Việc đầu tư trang thiết bị y tế cho Quần đảo Trường Sa chưa thống nhất một đầu mối nên khó khăn trong theo dõi, quản lý. Công tác tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương bệnh binh và bệnh nhân khó khăn, nhất là trong mùa mưa bão. Vấn đề thiếu nước ngọt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường trên đảo...

Thời gian tới, dự báo tình hình trên biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp, xung đột, đe dọa sự ổn định của khu vực; thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tác động ngày càng lớn, nhu cầu BĐQY cho Quần đảo Trường Sa - DK1 ngày càng cao. Để nâng cao chất lượng công tác BĐQY, ngành Quân y Quân chủng xác định thực hiện tốt một số nội dung sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác BĐQY trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, mọi người dân hiểu sâu sắc tầm quan trọng của công tác BĐQY cho Trường Sa - DK1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của người chỉ huy, vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan nghiệp vụ cấp trên về công tác BĐQY đáp ứng yêu cầu quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội, Nhân dân sẵn sàng xử trí kịp thời các tình huống trên Quần đảo Trường Sa - DK1. Vận động sự hỗ trợ về kinh phí, vật chất, con người, kỹ thuật chuyên môn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Quân đội giúp nâng cao chất lượng, khả năng BĐQY.

Tiếp tục hoàn thiện các phương án SSCĐ bảo vệ Quần đảo Trường Sa - DK1, bảo đảm vật chất quân y cho SSCĐ; xây dựng, hoàn thiện các kế hoạch quân y tác chiến phòng thủ đảo, nhiệm vụ BM, BV, CV. Xây dựng các phương án chi viện lực lượng quân y cho Trường Sa khi có tình huống đột xuất (xung đột khu vực, thảm họa, chiến tranh...).

Tăng cường huấn luyện các nội dung chuyên môn sâu để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổ chức tập huấn chuyên môn theo các quyết định của Bộ Tổng Tham mưu và hướng dẫn của Cục Quân lực. Các kíp quân y tập trung tại Vùng 4 trước thời gian thay phiên công tác trên đảo 3 tháng để huấn luyện các nội dung công tác quân y trên đảo. Ngoài ra, tăng cường tổ chức huấn luyện cho bộ đội các nội dung công tác quân y trước khi ra đảo và trong thời gian công tác trên đảo. Xây dựng nền nếp chính quy công tác quân y tại Trường Sa - DK1; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên quân y “vừa hồng, vừa chuyên”.

Khảo sát, đề xuất đầu tư trang thiết bị y tế đồng bộ, chất lượng tốt, có khả năng chịu được khí hậu, thời tiết khắc nghiệt trên biển, đảo. Quản lý, khai thác, sử dụng thuốc, trang bị, vật tư quân y hiệu quả, không để thất thoát, hư hỏng, lãng phí. Hằng năm, thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, thay thế, bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị cho quân y trên các đảo, nhà giàn. Đề nghị cấp trên đầu  tư,  nâng  cấp  trang  bị y tế cho Trường Sa đủ khả năng triển khai cứu chữa cơ bản cho thương bệnh binh ở các đảo nổi, cụm đảo và nhiệm vụ dân sự hóa Trường Sa.

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp xử lý môi trường, từ đó tham mưu với cấp trên đầu tư công nghệ xử lý rác thải rắn, chất thải sinh hoạt; nghiên cứu bảo quản tử thi tại Quần đảo Trường Sa. Nâng cấp cơ sở hạ tầng các bệnh xá, bổ sung trang thiết bị y tế (như máy X-quang, siêu âm, xét nghiệm máu, hỗ trợ hô hấp...) phù hợp với khả năng cứu chữa trên từng loại đảo. Tăng cường kiểm tra, đề nghị củng cố, nâng cấp hoàn thiện hệ thống hầm quân y, đường vận chuyển thương binh... ở các đảo hợp lý.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp trên, với tinh thần đoàn kết, chủ động, đổi mới sáng tạo của ngành Quân y Hải quân, chắc chắn chất lượng công tác BĐQY cho khu vực Quần đảo Trường Sa - DK1 ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

5 năm qua, Quân y Trường Sa đã khám, cấp phát thuốc cho 30.596 lượt người; cấp cứu 412 trường hợp; chuyển vào bờ 80 ca, trong đó vận chuyển bằng tàu 57 ca, bằng máy bay 23 ca.

Thượng tá TRƯƠNG VĂN TỨ, Chủ nhiệm Quân y Quân chủng Hải quân