Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, các đơn vị BĐBP đã khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh, triển khai xây dựng nhiều mô hình TGSX hiệu quả. Qua đó góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cán bộ, chiến sĩ và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đóng quân. Dưới đây xin giới thiệu một số mô hình TGSX hiệu quả để các đơn vị có điều kiện tương tự tham khảo, nghiên cứu áp dụng.

Đồn Biên phòng (ĐBP) Si Ma Cai, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai đứng chân ở vùng núi cao, giao thông không thuận lợi, đời sống Nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nơi đây có nhiệt độ trung bình hằng năm dưới 200C, độ ẩm cao, điều kiện khí hậu, tự nhiên rất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

leftcenterrightdel
 Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Si Ma Cai, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai thu hoạch cá tầm (tháng 3-2024). Ảnh: CTV

Tận dụng lợi thế đó, Đồn đã triển khai nhiều mô hình TGSX hiệu quả như trồng rau cao cấp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm bản địa. Điển hình là mô hình nuôi cá tầm thương phẩm. Từ nguồn quỹ vốn, Đồn đầu tư trên 60 triệu đồng mua vật liệu, huy động công sức cán bộ, chiến sĩ xây bể và lắp đặt đường ống dẫn nước ngầm từ khe núi gần Đồn về bể. Do mặt bằng các bể có độ cao khác nhau, nước lưu thông liên tục tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển.

Để nuôi cá hiệu quả, đơn vị khai thác giống cá, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc của các trang trại nuôi cá tầm ở Sa Pa. Quá trình nuôi, đơn vị kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp với các loại thức ăn tự chế biến bằng ngô, đậu tương xay nhỏ để hạn chế chi phí. Đầu năm 2021, mô hình trên cho thu hoạch lứa đầu tiên được hơn 200 con, tổng trọng lượng 750 kg.

Với giá bán trên thị trường 250.000 đồng/kg, trừ các chi phí mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, khấu hao cơ sở vật chất, đơn vị thu lãi trên 50 triệu đồng. Mỗi năm nuôi 01 lứa, mô hình nuôi cá tầm thương phẩm đem lại nguồn thu ổn định, đóng góp vào hoàn thành chỉ tiêu TGSX của đơn vị.

leftcenterrightdel
 Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng - Sơn Dương, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra chất lượng nước mắm (tháng 3-2024). Ảnh: CTV

Khác với các đơn vị phía Bắc, các ĐBP thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau thường xuyên chịu tác động của triều cường, xâm nhập mặn, hạn hán. Để khắc phục khó khăn, đẩy mạnh chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm, cán bộ, chiến sĩ các đồn triển khai thực hiện mô hình nuôi cá, ếch trong bể bạt cao su. Với chi phí 12 - 15 triệu đồng, có thể lắp đặt được 01 bể nổi bằng bạt cao su có diện tích mặt nước 20 - 30 m2.

Giống cá được lựa chọn thường là cá trê hoặc cá rô phi đơn tính, kết hợp nuôi ếch thịt trên mặt bể. Sau nhiều năm nuôi cá, kết hợp với nuôi ếch cho thấy mô hình này có rất nhiều ưu điểm như: Chi phí đầu tư ban đầu thấp, dễ triển khai; chủ động nguồn nước, tiện quản lý, chăm sóc trong quá trình chăn nuôi; thời gian quay vòng thời vụ nhanh, mỗi năm có thể nuôi 2 - 3 lứa… Bên cạnh đó, các loại giống cá, ếch đều là loài ăn tạp, dễ nuôi; có thể tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, chất thải của ếch để nuôi cá nên giảm đáng kể chi phí.

Số lượng cá, ếch thu hoạch cơ bản được đưa vào bữa ăn bộ đội, ngoài ra có thể được bán ra thị trường, hằng năm thu lãi 15 - 20 triệu đồng/ bể. Mô hình được triển khai từ năm 2020 ở các ĐBP: Rạch Gốc, Sông Đốc, Tam Giang Tây, Cái Đôi Vàm. Do thấy rõ hiệu quả nên hiện nay được nhân rộng ra tất cả các đồn của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau. Hai mô hình trên là ví dụ điển hình cho những nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, thế mạnh tại chỗ của cán bộ, chiến sĩ BĐBP xây dựng các mô hình chăn nuôi hiệu quả. Không chỉ tạo nguồn thực phẩm, nguồn thu quỹ vốn cho đơn vị, các mô hình còn làm điểm để bà con Nhân dân trên địa bàn tham khảo, áp dụng, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Cùng với những nỗ lực nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, các đơn vị BĐBP luôn quán triệt quan điểm tự lực tự cường, khai thác, huy động hiệu quả các nguồn lực để triển khai các mô hình TGSX. Điển hình là ở Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Gia Lai, nắm được chủ trương phát triển mở rộng diện tích trồng cao su của địa phương, từ năm  2010, Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh chủ động đề xuất và được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh nhất trí giao  70 ha đất (theo hình thức cho thuê) thuộc dự án trồng cây cao su để các đơn vị BĐBP TGSX, xây dựng kinh tế.

Mô hình được triển khai ở cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Tiểu đoàn Huấn luyện và các ĐBP: La Puch, La Mơ, Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Có được nguồn lực đất đai, đơn vị kết hợp nguồn quỹ vốn của đơn vị với vận động cán bộ, nhân viên có điều kiện đóng góp tham gia; kết hợp sử dụng một phần nhân công bộ đội và hợp đồng giao khoán chăm sóc, khai thác với các hộ dân khu vực biên giới. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn để được giúp đỡ về phương tiện, máy móc trong quá trình khai hoang, chuẩn bị đất; hỗ trợ cung cấp cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc cây cao su.

Qua thời gian dài kiên trì khai hoang, trồng và chăm sóc cây cao su, đến năm 2019, mô hình bắt đầu đem lại nguồn thu ổn định từ 700 - 800 triệu đồng/ năm. Từ đó, đơn vị có điều kiện để chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, chiến sĩ tốt hơn.

Hay như tại Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên, với tinh thần trên dưới cùng lo, cùng làm, các ĐBP đã triển khai thành công mô hình nuôi bò theo phương pháp bán thả. Phát huy lợi thế diện tích đất rộng, nguồn thức ăn tự nhiên cho trâu, bò dồi dào, Phòng Hậu cần -     Kỹ thuật tham mưu đề xuất và được Đảng ủy, Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên nhất trí triển khai mô hình chăn nuôi bò ở các đồn.

Theo đó, đầu năm 2015, từ nguồn giống bò của Trại sản xuất tập trung, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế để cấp cho từng đồn với số lượng phù hợp. Hơn 70 con bò giống được cấp cho các ĐBP: Sen Thượng, Nậm Nhừ, A Pa Chải, Si Pha Phìn, Mường Pồn, Na Cô Sa, Nậm Kè, Mường Mươn. Dưới sự chỉ đạo của Phòng Hậu cần- Kỹ thuật, các đồn trích nguồn quỹ vốn đơn vị mua vật liệu, huy động công sức cán bộ, chiến sĩ xây dựng chuồng trại. Các đồn còn tận dụng diện tích đất  xung  quanh  đơn  vị để trồng thêm cỏ voi, sắn, ngô làm thức ăn chăn nuôi bò. Cùng với đó, vào mùa thu hoạch lúa, ngô ở địa phương, đơn vị tổ chức thu mua rơm, rạ, thân cây ngô của bà con nông dân trong khu vực, đưa vào dự trữ, ủ chua làm thức ăn cho bò vào thời điểm hanh khô, ít cỏ tươi.

Do thuận lợi về nguồn thức ăn, được chăm sóc, phòng bệnh chu đáo, đến nay, đàn bò ở các đồn đều phát triển tốt, cho thu hoạch hằng năm và quy mô hiện, cán bộ, nhân viên các đơn vị tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất từ các hộ dân làm mắm lâu năm trên địa bàn, từ chuẩn bị dụng cụ sản xuất như chum sành, màng lọc… đến kinh nghiệm lựa chọn cá làm nguyên liệu và kỹ thuật“ủ chượp”, lọc mắm thành phẩm.

Từ mô hình này, mỗi năm đơn vị thu được 2.800 - 3.000 lít nước mắm cốt, trị giá gần 200 triệu đồng. Sản phẩm nước mắm của đơn vị được đưa vào sử dụng thường xuyên cho bữa ăn bộ đội ở tất cả các đơn vị trong Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh. Đặc biệt  hơn, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, sản phẩm  nước  mắm  truyền thống ngày càng phát triển. Thời điểm đầu năm 2024, tổng đàn bò của các ĐBP thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên là 133 con. Năm 2023, các đồn thu lãi trên 200 triệu đồng từ chăn nuôi bò, góp phần quan trọng vào hoàn thành chỉ tiêu TGSX trong năm của các đơn vị.

Bên cạnh triển khai xây dựng các mô hình TGSX phù hợp, nhiều đơn vị BĐBP hỗ trợ nhau bao tiêu sản phẩm đầu ra, tạo điều kiện phát triển các mô hình TGSX. Điển hình như các đồn thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Tĩnh, ngoài tổ chức trồng trọt, chăn nuôi cơ bản, các đồn tuyến biên giới trên bộ đẩy mạnh nuôi lợn rừng lai, các đồn tuyến ven biển triển khai sản xuất nước mắm.

Sản phẩm thu được, các đồn trao đổi, cung cấp cho nhau với giá thấp  hơn  giá thị trường 10 - 15%. Theo đó, các ĐBP tuyến biên giới trên bộ như: Hương Quang, Hòa Hải, Cửa khẩu Quốc tế  Cầu Treo...  trích  nguồn quỹ vốn đơn vị, đầu tư xây dựng chuồng trại, khu vực chăn thả để nuôi lợn rừng lai với quy mô 30-50 con, nuôi từ 3 - 5 lợn nái để chủ động con giống.

Ngoài nguồn thức ăn khai thác được từ tự nhiên như chuối rừng, các loại cỏ, măng..., các đơn vị tận dụng diện tích đất xung quanh doanh trại để trồng các loại cây nông sản làm thức ăn chăn nuôi lợn như ngô, khoai, sắn và bổ sung thêm cám gạo. Mỗi lứa nuôi sau 06 - 07 tháng cho thu hoạch. Do lợn rừng lai là vật dễ nuôi, chi phí chăn nuôi thấp nên mô hình cho hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2020 đến nay, bình quân mỗi đồn thu hoạch 50 - 80 con lợn rừng lai/ năm, tương đương 1.000 - 1.600 kg thịt, cung cấp đủ nhu cầu bữa ăn tại mỗi đồn và một phần cho các đồn ở tuyến ven biển.

Ngược lại, các ĐBP tuyến ven biển như: Thiên Cầm, Cửa Sót, Kỳ Khang, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng - Sơn Dương… triển khai mô hình sản xuất nước mắm. Quá trình thực là món quà có ý nghĩa thiết thực với mỗi gia đình cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cũng như những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đóng quân.

Cùng với những mô hình nêu trên, các đơn vị BĐBP còn có rất nhiều mô hình TGSX hiệu quả nổi bật khác như: Nuôi nho rong biển của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Ninh Thuận; trồng cà phê của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk - Lắk… Có thể khẳng định, trong điều kiện còn có những khó khăn nhất định, cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo thúc đẩy công tác TGSX đơn vị ngày càng phát triển. Qua đó, không chỉ tạo nguồn thực phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bữa ăn thường xuyên của bộ đội, mà còn góp phần nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HOÀNG HIỀN