Theo Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân quy định: Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1-1-1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối; Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-1995 đến ngày 31-12-2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối; Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2001 / 31-12-2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối; Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2007 / 31-12-2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối; Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2016 / 31-12-2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối; Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 / 31-12-2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu; Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1-1-2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa / Vietnam+ 

*Quy định thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Bộ Quốc phòng (BQP)?

Theo Điều 20 Thông tư số 136/2020/TT-BQP ngày 29-10-2020 quy định thời hạn giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong BQP như sau: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra viện, cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động (bao gồm cả thời gian di chuyển hồ sơ). Khi có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động, trong thời hạn 15 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 5 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ, gửi BHXH BQP. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BHXH BQP hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động. Trường hợp người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Bà Nguyễn Thị M ở Nam Định hỏi: Con tôi là chiến sĩ mới nhập ngũ có được tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ BHYT?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20-6-2016 của liên BQP, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu thì sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ là đối tượng tham gia BHYT. Do đó, chiến sĩ mới nhập ngũ là đối tượng tham gia BHYT. Trình tự, thủ tục cấp thẻ BHYT đối với quân nhân được quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20-6-2016, cơ quan BHXH BQP có trách nhiệm cấp thẻ BHYT và chuyển về đơn vị cho người tham gia BHYT.

*Ông Trần Quốc T. ở Hà Nam hỏi: Con tôi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đầu năm 2022, hỏi thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 143/2020/TT- BQP ngày 8-12-2020 của Bộ trưởng BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/ NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của BQP quy định thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.

Ban Biên tập