PV: Đề nghị đồng chí Giám đốc đánh giá khái quát kết quả GD, ĐT của Học viện thời gian qua?
Đồng chí Thiếu tướng Phan Tùng Sơn: Quán triệt, triển khai và thực hiện nghiêm, sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, QUTW, Bộ Quốc phòng (BQP) về công tác GD, ĐT, những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đột phá nâng cao chất lượng GD, ĐT, nghiên cứu khoa học (NCKH) và các mặt công tác khác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Nổi bật là:
Học viện đã cụ thể hóa phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng SSCĐ của đơn vị” thành chủ trương, phương hướng, chỉ tiêu, biện pháp trong Nghị quyết lãnh đạo và kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ trong từng năm học. Quá trình đào tạo đã kết hợp chặt chẽ giữa trang bị tri thức khoa học, kiến thức chuyên môn với truyền thụ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động thực tiễn. Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hậu cần và các đơn vị trong xây dựng, rà soát, điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, tưởng định diễn tập; đổi mới phương pháp giảng dạy và truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn cho học viên, chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực tổng hợp trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Tổ chức ký kết và triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp trong huấn luyện, GD, ĐT, NCKH và công tác Hậu cần, Tài chính với Tổng cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Quân khu 1, Sư đoàn 316 (Quân khu 2).
|
|
Đồng chí Thiếu tướng Phan Tùng Sơn, Giám đốc Học viện Hậu cần.
|
Cùng với đó, Học viện thường xuyên chăm lo, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (NG, CBQLGD) đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước, BQP, nhiều tiêu chuẩn hướng đến chuẩn quốc tế. Đến nay, 100% nhà giáo có trình độ đại học trở lên; trên 80% có trình độ sau đại học, toàn Học viện có 01 giáo sư, 18 phó giáo sư đang công tác.
Đặc biệt, Học viện đẩy mạnh đột phá về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả theo chuẩn đầu ra môn học và chuyên ngành đào tạo. Nâng cao nghệ thuật quân sự và những vấn đề mới của thực tiễn vào chương trình, nội dung đào tạo, gắn với phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng SSCĐ của đơn vị”, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện và thực tiễn công tác hậu cần, tài chính trong Quân đội. Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các chuyên ngành, môn học, đối tượng đào tạo. Rút ngắn thời gian đào tạo hợp lý, tăng cường kỹ năng thực hành trong quá trình truyền thụ kiến thức nhằm giảm tải chương trình, tạo sự chủ động, tích cực cho người học, lĩnh hội được nhiều kiến thức, nhất là những kiến thức thực tiễn trong công tác hậu cần, tài chính hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy chất lượng huấn luyện thực hành, tập bài dã ngoại, huấn luyện đêm, rèn luyện kỹ năng phương pháp công tác tham mưu, rèn luyện thể lực cho học viên. Tổ chức luyện tập, diễn tập phù hợp với nội dung, chương trình của các đối tượng đào tạo, sát thực tế đơn vị. Thực hiện đánh giá thực chất kết quả học tập, rèn luyện của học viên. Vì vậy, kết quả đào tạo không ngừng được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Kết quả lũy tiến khóa học (tính đến 20/6/2023), 100% đạt trung bình khá trở lên, tỉ lệ khá, giỏi, xuất sắc đạt 79,46%; kết quả phân hạng tốt nghiệp ra trường năm học 2022 - 2023: 100% đạt trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ khá, giỏi đạt 82,17% (tăng 1,42% so với năm học 2021 - 2022) đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Hiện nay, Học viện đang triển khai quyết liệt, có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số (CĐS) trong các hoạt động GD, ĐT... Đến nay, 100% hệ thống giảng đường tại Khu vực 1 có máy tính kết nối mạng nội bộ phục vụ giảng dạy, 100% các tiểu đoàn có mạng inter- net không dây (có kiểm soát) phục vụ cán bộ, học viên nghiên cứu, học tập, góp phần nâng cao chất lượng GD, ĐT của Học viện.
PV: Để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác GD, ĐT theo Nghị quyết số 1657- NQ/QUTW, vấn đề cốt lõi trong đổi mới nội dung, chương trình GD, ĐT của Học viện là gì?
Đồng chí Thiếu tướng Phan Tùng Sơn: Vấn đề cốt lõi trong đổi mới nội dung, chương trình GD, ĐT của Học viện là: Coi trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, liên thông giữa các trình độ đào tạo và khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung giữa chương trình đào tạo của các bậc học. Kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức mới, sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự, học theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực gắn với ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), kỹ thuật mô phỏng, công nghệ bản đồ số vào các hoạt động dạy học; tăng khả năng tự học, tạo ra cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập trong Quân đội.
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chuyên môn với trang bị kiến thức về kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội cho các đối tượng đào tạo. Chú trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác khoa học, đảm bảo học viên sau khi tốt nghiệp vừa có đủ phẩm chất của người sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa có những phẩm chất riêng của sĩ quan ngành Hậu cần: "Tận tụy phục vụ bộ đội; tiêu biểu về cần kiệm, liêm, chính; giỏi về công tác hậu cần Quân đội".
PV: Cùng với đổi mới nội dung, chương trình GD, ĐT, việc xây dựng đội ngũ NG, CBQLGD được xác định như thế nào?
Đồng chí Thiếu tướng Phan Tùng Sơn: Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Hậu cần luôn xác định đội ngũ NG, CBQLGD có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lượng nòng cốt, quyết định trong việc nâng cao chất lượng GD, ĐT và NCKH. Do vậy, Học viện đã kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cả trong và ngoài Quân đội, trong nước và nước ngoài; thông qua hội thi, hội thao, tập huấn... với nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn với cử giảng viên, CBQLGD đi thực tế tại các đơn vị toàn quân, vừa giúp đội ngũ này rèn luyện nâng cao trình độ chỉ huy, quản lý, vừa có điều kiện nghiên cứu thực tế để tăng tính thực tiễn trong mỗi bài giảng, bổ sung, nâng cao trình độ chỉ huy, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu của Học viện, đào tạo “gắn với chiến trường, hướng về đơn vị”. Bên cạnh đó, chính sách thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được Học viện quan tâm đúng mức. Đến nay, đội ngũ NG, CBQLGD cơ bản đủ số lượng, chất lượng ngày càng cao: 100% nhà giáo có trình độ đại học trở lên; trong đó, sau đại học 74,94% (tiến sĩ 21,41%), phó giáo
sư: 2,43%; 99,66% CBQLGD có trình độ đại học trở lên; trong đó, sau đại học 54,18%, tiến sĩ 7,71%, phó giáo sư là 3,02%. Nghị quyết số 883-NQ/ĐU ngày 22/3/2023 của Đảng ủy Học viện “về đổi mới công tác GD, ĐT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Học viện trong tình hình mới” xác định: Đến năm 2025: 75% trở lên NG, CBQLGD đạt chuẩn theo quy định; 25% trở lên nhà giáo đạt trình độ tiến sĩ; 50% trở lên nhà giáo qua cương vị chỉ huy, quản lý đơn vị phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; phấn đấu có nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư; mỗi năm có từ 03 nhà giáo trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư. Đến năm 2030, 95% trở lên NG, CBQLGD đạt chuẩn theo quy định; 20 - 30% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; 25% trở lên nhà giáo đạt trình độ tiến sĩ; 75% trở lên nhà giáo qua cương vị chỉ huy, quản lý đơn vị phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; phấn đấu có nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, danh hiệu nhà giáo ưu tú.
Để thực hiện mục tiêu trên, Học viện đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ NG, CBQLGD. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, cử đi thực tế, luân chuyển kết hợp với phát huy tính tích cực, chủ động trong tự đào tạo, bồi dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ NG, CBQLGD. Chú trọng xây dựng môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, quan tâm chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ NG, CBQLGD phấn đấu, rèn luyện và cống hiến.
PV: Là một trung tâm NCKH về hậu cần quân sự, Học viện xác định gắn nhiệm vụ NCKH với GD, ĐT như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Thiếu tướng Phan Tùng Sơn: GD, ĐT và NCKH là hai nhiệm vụ chính trị trung tâm của Học viện Hậu cần. Nhiệm vụ GD, ĐT là động lực của NCKH, ngược lại hoạt động NCKH là cơ sở, nền tảng của hoạt động dạy và học.
5 năm gần đây, Học viện đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn 615 giáo trình, tài liệu (GTTL); 07 đề tài cấp Bộ; 93 đề tài, sáng kiến (ĐT, SK) cấp ngành; 379 ĐT, SK cấp cơ sơ. Trong đó có trên 25,38% sản phẩm NCKH được ứng dụng hiệu quả trong công tác GD, ĐT; 100% các đề tài ng- hiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học cho biên soạn GTTL hoặc làm tài liệu tham khảo trong dạy học. Năm 2021, Học viện xếp thứ Nhất toàn quân Hội thi sáng kiến, cải tiến trang thiết bị đào tạo khối học viện, trường sĩ quan. Học viện đặc biệt quan tâm đến xây dựng tiềm lực khoa học gắn với phát triển đội ngũ giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng GD, ĐT. Hiện nay Học viện có 01 giáo sư, 19 phó giáo sư; 383 giảng viên, 67 giảng viên chính, 17 giảng viên cao cấp đang làm nhiệm vụ giảng dạy và NCKH. Đánh giá về nhiệm vụ GD, ĐT và NCKH của Học viện, ngày 11/4/2023, đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng BQP kết luận “Chất lượng GD, ĐT của Học viện được nâng lên, nhiều ĐT, SK, GTTL nghiệm thu đạt chất lượng, được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn; phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hậu cần biên soạn tài liệu nghiên cứu, tài liệu giảng dạy, chương trình đào tạo cho các đối tượng…”.
Để gắn nhiệm vụ NCKH với GD-ĐT, thời gian tới, Học viện tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ NCKH gắn với nhiệm vụ GD-ĐT và sự phát triển về lý luận, thực tiễn của ngành Hậu cần,Tài chính quân đội. Chăm lo xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học tương xứng vị trí của một trung tâm đào tạo cán bộ ngành Hậu cần, Tài chính Quân đội. Chủ động dự báo, kịp thời phát hiện, nghiên cứu đề xuất giải quyết các vấn đề đặt ra trong GD, ĐT. Tăng cường nghiên cứu ứng dụng CNTT, CĐS trong GD, ĐT và NCKH. Biên soạn GTTL bám sát đối tượng đào tạo và sự phát triển nghệ thuật quân sự, thực tiễn của ngành Hậu cần, Tài chính; chủ động biên soạn tài liệu dạy học để kịp thời đưa vào huấn luyện cho đào tạo đối tượng chủ nhiệm hậu cần cấp trung (lữ) đoàn và tương đương. Mở rộng quan hệ, phối hợp, hợp tác và đẩy mạnh ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn GD, ĐT ở Học viện và công tác hậu cần, tài chính ở đơn vị.
PV: Để xây dựng Học viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, đồng bộ, giải pháp của Học viện là gì?
Đồng chí Thiếu tướng Phan Tùng Sơn: Những năm qua, Học viện Hậu cần luôn quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, QUTW, BQP về GD, ĐT. Đặc biệt, Học viện đã chủ động, tích cực cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chỉ thị, quyết định, kế hoạch của Chính phủ và Quân đội về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và CĐS lĩnh vực GD, ĐT phù hợp; xây dựng kế hoạch hành động với nhiều nội dung, giải pháp đồng bộ, tập trung thúc đẩy CĐS.
Thực hiện mục tiêu đó, Học viện đang đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực CNTT, phù hợp với xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0, đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng bước đầu. Trình độ CNTT, ngoại ngữ của cán bộ, giảng viên, nhân viên được nâng cao; hệ thống giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm được nâng cấp, trang bị hiện đại; hạ tầng CNTT được ưu tiên đầu tư, hoàn thiện, hoạt động đồng bộ, ổn định. Học viện đã triển khai thành công hệ thống quản lý, điều hành huấn luyện, hệ thống hỗ trợ học tập qua mạng máy tính. Thiết kế, sử dụng các phần mềm trong xây dựng lịch huấn luyện, tổ chức huấn luyện tập bài, diễn tập có sự tương tác giữa giảng viên và học viên trên môi trường số, thông qua các tư liệu số… qua đó, tạo bước chuyển rõ nét trong GD, ĐT, NCKH và các mặt công tác.
Hiện nay, Học viện tập trung hoàn thiện và vận hành cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn lực CNTT, cơ sở dữ liệu dùng chung, số hóa cơ sở dữ liệu. Trong thời gian tới, vận hành và kết nối ổn định hệ thống các phòng học chuyên dùng, thí nghiệm, mô phỏng, trung tâm điều hành thông suốt trong toàn Học viện, đảm bảo người sử dụng (theo sự phân cấp) có thể truy cập, khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho nhiệm vụ GD, ĐT và NCKH.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ CĐS trong GD, ĐT, Học viện đã và đang triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ đổi mới GD, ĐT, thúc đẩy CĐS trong GD, ĐT. Đẩy mạnh đổi mới quy trình, nội dung, chương trình đào tạo và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học. Xây dựng đội ngũ NG, CBQLGD, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CĐS trong GD, ĐT. Tích cực đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị và quản lý sử dụng, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực công tác…
PV: Đồng chí có đề xuất gì với QUTW, BQP và các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác GD, ĐT và NCKH ở Học viện thời gian tới?
Đồng chí Thiếu tướng Phan Tùng Sơn: Đề nghị QUTW, BQP: Nghiên cứu đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho Học viện thực hiện Đề án “Nhà trường thông minh”. Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên của Học viện được đi luân chuyển, đi thực tế đơn vị và học tập, đào tạo bồi dưỡng ở Học viện Quốc phòng và nước ngoài theo chương trình của Bộ...
Đối với các cơ quan chức năng BQP: Sớm ban hành, hướng dẫn thực hiện Đề án“Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Tăng cường chỉ đạo xây dựng, phát triển chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo cán bộ Quân đội. Bổ sung trang thiết bị huấn luyện, xây dựng thao trường huấn luyện chuyên ngành (Doanh trại; Xăng dầu; Quân nhu; Vận tải; Chỉ huy Tham mưu Hậu cần), phục vụ công tác huấn luyện, GD, ĐT, sát thực tế chiến đấu, phù hợp với trang thiết bị, phương tiện của các đơn vị trong giai đoạn hiện nay.
PV: Xin trân trọng cám ơn đồng chí Giám đốc.
HỒNG QUANG (thực hiện)