Kết quả nổi bật là, ngành Quân nhu QK đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung, kiện toàn kịp thời hệ thống văn kiện quân nhu SSCĐ ở các cấp, đảm bảo chính quy theo đúng kế hoạch hậu cần và phù hợp với quyết tâm, kế hoạch tác chiến của người chỉ huy. Duy trì nghiêm lượng vật chất quân nhu dự trữ SSCĐ đủ số lượng, tốt chất lượng, đúng chủng loại, thường xuyên đổi hạt theo quy định. Tổ chức tiếp nhận, bảo đảm kịp thời, đầy đủ các loại vật chất quân nhu cho đơn vị huấn luyện, diễn tập, dã ngoại, cơ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Trước tình hình giá cả thị trường liên tục biến động tăng, nhất là giá thực phẩm, dưới sự chỉ đạo của Cục Quân nhu, ngành Quân nhu đã chủ động nắm chắc thị trường, tham mưu với lãnh đạo, chỉ huy các cấp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tạo nguồn thực phẩm an toàn, giá rẻ, bảo đảm ổn định bữa ăn bộ đội. Phát huy hiệu quả hoạt động của hội đồng giá các cấp, kịp thời khảo sát và điều chỉnh giá thực phẩm đưa vào bữa ăn. Duy trì nền nếp xây dựng kế hoạch và thực hiện thực đơn ăn tuần, đảm bảo khoa học, thống nhất, đủ và cân đối định lượng các chất dinh dưỡng, nhiệt lượng phù hợp với từng đối tượng, có món ăn dành riêng cho các đối tượng ăn binh chủng. Bữa ăn chính có ít nhất ba món giàu đạm. Các bếp ăn thường xuyên cải tiến nâng cao kỹ thuật chế biến, thay đổi món ăn phù hợp với khí hậu, thời tiết, cường độ huấn luyện và khẩu vị bộ đội. Định lượng thịt lợn trong bữa ăn hằng ngày vượt từ 25-30g/người/ngày, cá vượt 135g/người/ngày, nhiệt lượng bình quân đạt trên 3.350 Kcalo/người/ngày.
 |
Đại tá An Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quân nhủ (ngoài cùng bên phải) kiểm tra việc bảo quản dụng cụ cấp dưỡng tại Sư đoàn 330. Ảnh: Lương Thảo. |
Song song với bảo đảm tốt định lượng thực phẩm, ngành Quân nhu luôn chủ động bám sát cấp trên để tiếp nhận và dồn dịch dụng cụ cấp dưỡng, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, thống nhất cho từng loại bếp ăn. Đến nay, 100% bếp ăn được trang bị đồng bộ bàn ăn, ghế ngồi, dụng cụ nấu, dụng cụ chia, trang thiết bị nhà ăn bằng chất liệu Inox như: xe đẩy, xe ủ cơm, tủ để bát đũa, giá để dụng cụ cấp dưỡng, bàn pha thái…, trong đó, ưu tiên các đơn vị đủ quân, làm nhiệm vụ SSCĐ, đơn vị biên giới, hải đảo, xây dựng mới doanh trại đảm bảo thống nhất, chính quy. Các nhà ăn, nhà bếp thường xuyên được tu sửa, lắp đặt đủ hệ thống quạt điện, đèn chiếu sáng, khẩu hiệu, tranh ảnh…
Cùng với nguồn kinh phí trên đầu tư, các đơn vị trong toàn QK đã chủ động phát huy mọi nguồn lực, công sức bộ đội xây dựng và phát triển mô hình tăng gia sản xuất (TGSX) tập trung ở các cấp theo hướng cơ bản, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thực phẩm sạch. Chú trọng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm bảo toàn nguồn vốn đầu tư. Cấp trung đoàn, lữ đoàn, phát triển TGSX gắn với trạm xay xát, chế biến tập trung để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cấp tiểu đoàn và tương đương phát triển TGSX gắn với bếp ăn. Hiện nay, toàn QK có 8 trạm xay xát, 14 trạm chế biến tập trung, 12 trại chăn nuôi tập trung cấp trung, lữ đoàn và tương đương, 10 vườn rau chuyên canh cấp trung đoàn và 17 vườn rau cấp tiểu đoàn được quy hoạch và xây dựng cơ bản. Một số đơn vị có điều kiện đã mạnh dạn đầu tư vốn tổ chức chăn nuôi, trồng trọt những loại gia súc, gia cầm, giống cây trồng mới để tăng năng suất, giá trị sản phẩm. Điển hình là Mô hình nuôi cá đồng đạt 47,5 tấn/5 năm), trồng lúa cao sản giống T24 (đạt 2.000 tấn/5 năm), trồng rừng (đạt 19.420 m3 gỗ củi thương phẩm/5 năm), trồng cây ăn quả ở Nông trường 402, trồng rừng, nuôi tôm ở Nông trường 414 đạt 55 tấn/5 năm; Mô hình trồng nấm bào ngư, lợn nái (Trung đoàn BB 3 - Sư đoàn BB 330); ương cá giống (Trung đoàn BB9 Sư đoàn BB 8); trồng rau sạch trong nhà lưới của các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng (100% đầu mối đơn vị); trồng nấm rơm (Trung đoàn 932 - Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ). Hầu hết các đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu TGSX so với kế hoạch năm. Nhờ phong trào TGSX phát triển rộng khắp ở tất cả các đơn vị, hiện nay 100% bếp ăn cấp tiểu đoàn tự túc từ 90 - 100% nhu cầu rau, củ, quả; nhiều đơn vị tự túc từ 80 - 100% định lượng cá tươi... Từ nguồn thu TGSX, các đơn vị đã đưa vào ăn thêm các ngày lễ, tết bình quân từ 40.000 - 45.000 đồng/người/ngày.
Ngoài việc bảo đảm tốt tiêu chuẩn quân nhu cho các đối tượng, ngành Quân nhu luôn phát huy tinh thần tiết kiệm trong mọi khâu nghiệp vụ và hoạt động bảo đảm. Chú trọng thực hiện nhiều biện pháp tích cực, sáng tạo để tiết kiệm chất đốt, như: bố trí qui trình chế biến, nấu nướng khoa học, rút ngắn thời gian sử dụng chất đốt. Một số đơn vị lắp đặt hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời phục vụ nấu ăn, tiết kiệm được 20% tiền chất đốt. Đặc biệt, các đơn vị đã phát huy hiệu quả các khu TGSX, trạm chế biến tập trung, quản lý chặt chẽ giá trong khâu tạo nguồn mua sắm vật chất quân nhu.... Nhờ đó, toàn Quân khu đã tiết kiệm được trên 152 tỉ đồng.
Về lĩnh vực nghiên cứu, cải tiến, sáng kiến kỹ thuật, các đơn vị đã tích cực, chủ động nghiên cứu, cải tiến được nhiều sản phẩm mô hình học cụ, thiết bị, phần mềm ứng dụng... phục vụ công tác huấn luyện và áp dụng trong công tác bảo đảm quân nhu, điển hình như: Năm 2015, ngành Quân nhu tiến hành nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thành công 146 hệ thống xử lý bụi tro trấu dùng cho hệ thống bếp lò hơi cơ khí; năm 2017, nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bếp ăn được Hội đồng Khoa học Tổng cục Hậu cần thẩm định, nghiệm thu, cho phép đưa vào áp dụng cho các bếp ăn trong toàn QK.... góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm quân nhu của QK thời gian qua.
Với những thành tích đã đạt được trong 5 năm qua, ngành Quân nhu QK có 02 tập thể và 02 cá nhân được Ban Chỉ đạo PTTĐ QK đề nghị Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen; 06 tập thể và 12 cá nhân được Bộ Tư lệnh QK tặng Bằng khen.
Đại tá NGUYỄN VĂN PHƯỚC - Phó chủ nhiệm Hậu cần QK9