Tuy nhiên, việc nhập khẩu loại dầu này từ Liên bang Nga về Việt Nam thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Xăng dầu Quân đội (Cục Xăng dầu - Tổng cục Hậu cần) đã nghiên cứu, pha chế thành công dầu tua-bin khí VKX.TBK quy mô phòng thí nghiệm. Để pha chế dầu tua-bin khí VKX.TBK, sau khi tiến hành thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp của các loại dầu gốc và  phụ gia hiện có trên thị trường trong nước, nhóm nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu, gồm: Dầu gốc nhóm I (SN70, SN150) của Singapore, dầu gốc nhóm II (Etro 3) của Malaysia; phụ gia ức chế oxy hóa: Ionol (Tây Ban Nha); phụ gia cực áp: Lubrizol 5060 (Mỹ); phụ gia hạ nhiệt độ đông đặc: Lubrizol 6662 (Mỹ).

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa: daumay.vn 

Để đánh giá chất lượng dầu gốc và mẫu pha chế sau mỗi giai đoạn nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa lý, gồm: Phương pháp xác định (PPXĐ) độ nhớt động học (GOST 33), PPXĐ chỉ số độ nhớt (GOST 25371), PPXĐ trị số axit (GOST 5985), PPXĐ hàm lượng tro (GOST 1461), PPXĐ nhiệt độ đông đặc (GOST 20287), PPXĐ hàm lượng tạp chất cơ học (GOST 6370), PPXĐ hàm lượng nước (GOST 2477), PPXĐ nhiệt độ chớp lửa cốc kín (GOST 6356), PPXĐ độ màu (ASTM D1500), PPXĐ khối lượng riêng (GOST 3900).

Các  phép  thử  tính  năng,  gồm:  Thử  nghiệm  ăn  mòn  kim  loại  (GOST  2917),  PPXĐ  độ  bôi  trơn  trên  máy 4 bi (GOST 9490) và PPXĐ độ ổn định chống oxy hóa (GOST 981).

Từ các kết quả nghiên cứu lựa chọn dầu gốc và phụ gia, nhóm nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ pha chế dầu tua-bin khí VKX.TBK như sau:

Bước 1. Vệ sinh thiết bị: Do hệ thống pha chế thường dùng chung để pha thử nghiệm nhiều chủng loại sản phẩm, vì vậy, việc vệ sinh thiết bị phải cẩn thận để tránh nhiễm bẩn chéo giữa các mẻ pha chế.

Bước 2. Nạp dầu gốc: Nạp dầu gốc theo định lượng của mẻ pha chế, đồng thời kết hợp khuấy trộn trong suốt quá trình nạp liệu.

Bước 3. Gia nhiệt: Khi lượng hỗn hợp dầu gốc trong bể pha chế đủ mức theo quy định, tiến hành gia nhiệt hỗn hợp dầu gốc đến nhiệt độ 40 - 50 oC, khuấy trộn trong thời gian 1,0 giờ với tốc độ khuấy 100 vòng/phút cho đến khi hỗn hợp trở nên đồng nhất. Lấy mẫu kiểm tra độ nhớt động học. Kết quả kiểm tra cho giá trị độ nhớt động học ở 50oC nằm trong khoảng 7,0 - 9,6 mm2/s là phù hợp quy cách.

Bước 4. Nạp phụ gia: Khi hỗn hợp dầu gốc đạt yêu cầu, tiến hành nạp phụ gia Ionol vào hỗn hợp dầu gốc trên và tiếp tục duy trì nhiệt độ ở 40 - 50oC, khuấy trộn liên tục trong khoảng 1,5 giờ. Khi hỗn hợp trở nên trong suốt và đồng nhất, tiếp tục nạp phụ gia EP Lubrizol 5060 vào nồi pha chế, khuấy trộn trong 1,5 giờ. Sau đó tiếp tục nạp phụ gia hạ điểm đông đặc Lubrizol 6662 vào nồi pha chế, khuấy trộn trong 1,5 giờ đến khi hỗn hợp trở nên trong suốt và đồng nhất.

Bước 5. Kiểm tra: Tại thời điểm kết thúc thời gian khuấy trộn, lấy mẫu kiểm tra độ nhớt và chỉ số độ nhớt. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tính toán điều chỉnh lượng dầu gốc và phụ gia cần bổ sung theo thực tế. Lặp lại quá trình pha chế, lấy mẫu kiểm tra như trên. Khi đã đảm bảo về tính đồng thể và độ nhớt, lấy mẫu kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu khác.

Sau khi pha chế, mẫu dầu tua-bin khí VKX.TBK được phân tích chất lượng theo tiêu chuẩn GOST 10289. Kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu dầu pha chế VKX.TBK hoàn toàn phù hợp theo quy cách tiêu chuẩn GOST 10289 về dầu tua-bin khí của Liên bang Nga.

Theo kết quả tính toán, giá thành 1kg dầu pha chế là 97.250 đồng, tương đương 48,6% so với dầu tua-bin khí nhập khẩu từ Liên bang Nga, nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, phù hợp theo quy cách tiêu chuẩn GOST 10289. Thành công của đề tài nghiên cứu góp phần giúp ngành Xăng dầu Quân đội chủ động hơn trong công tác tạo nguồn bảo đảm xăng dầu cho các nhiệm vụ của Quân đội.

Thượng tá, Thạc sĩ TRẦN QUANG TUẤN, Phó viện trưởng Viện KTXD Quân đội