Trong nước, dịch SXHD năm 2022 đến sớm, kéo dài, đỉnh dịch đạt muộn hơn so với các năm 2020 - 2021. Cả nước ghi nhận 367.729 trường hợp mắc, 140 trường hợp tử vong; tỉ lệ chết so với số ca mắc là 0,038%. So với cùng kỳ năm 2021 (có 72.881 ca mắc, 27 trường hợp tử vong), số ca mắc tăng 5 lần, tử vong tăng 113 trường hợp. Chu kỳ của dịch SXHD thông thường bùng phát thành dịch 5 năm/lần. Trước đó, dịch SXHD lớn nhất vào năm 2017 (184.741 người mắc, 33 trường hợp tử vong), vì vậy, theo chu kỳ năm 2022, SXHD bùng phát thành dịch với số ca mắc lớn, số bệnh nhân nặng và tử vong cao hơn so với các năm trước.

Năm 2022, Thành phố Hà Nội xác định được type virus Dengue lưu hành là DEN-1, DEN-2 và DEN-4. Trong khi đó tại khu vực phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh, type virus Dengue lưu hành là DEN-1, DEN-2. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân SXHD trong giai đoạn khởi phát có nhiều triệu chứng giống với biểu hiện của dịch cúm hoặc COVID-19. Vì vậy, nhiều bệnh nhân tự điều trị tại nhà, dùng sai thuốc như Ibuprofen hoặc Aspirin để hạ sốt, làm tiến triển nặng tình trạng xuất huyết; lạm dụng Paracetamol dẫn tới tình trạng tổn thương gan (men gan tăng cao)... Nhiều bệnh nhân mắc SXHD tiến triển nặng rất nhanh, trên 50% trường hợp tử vong là người lớn. Nguyên nhân là: Người bệnh không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo (dấu hiệu chuyển nặng) như đau bụng vùng hạ sườn phải, bứt rứt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, chảy máu chân răng, xuất huyết âm đạo bất thường... nên khi  đến cơ sở điều trị tình trạng bệnh đã trở nặng. Tỉ lệ đối tượng mắc type DEN-2 cao. Số lượng bệnh nhân nhập viện tăng đột ngột dẫn tới tình trạng quá tải cho cơ sở điều trị trong bối cảnh thiếu hụt nhân viên, vật tư y tế; các dấu hiệu cảnh báo bị bỏ qua hoặc phát hiện muộn làm ảnh hưởng xấu đến việc cấp  cứu,  điều  trị.  Cùng  với đó, việc bị nhiễm COVID-19 có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn tới nguy cơ tiến triển nặng khi nhiễm SXHD.

leftcenterrightdel

Đội Y học dự phòng (Cục Hậu cần Quân khu 9) chuẩn bị phun thuốc diệt muỗi tại các đơn vị. Ảnh: CTV 

Trên cơ sở dự báo diễn biến phức tạp của tình hình dịch và bám sát văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Quân y ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn  thực  hiện  phòng, chống dịch. Cơ quan Quân y các đơn vị chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch SXHD đồng bộ ở tất cả các tuyến. Các đơn vị quán triệt, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần và hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Quân y. Từ đó, triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch SXHD tại các đơn vị; kịp thời phát hiện ca bệnh, giám sát véc-tơ (muỗi), xử lý triệt để ổ dịch. Nhìn chung, công tác phòng, chống  dịch SXHD trong Quân đội được triển khai toàn diện, hiệu quả; dịch được kiểm soát tốt, không để dịch lây lan và bùng phát trong các đơn vị. Toàn quân ghi nhận  2.311 ca mắc, 01 trường hợp tử vong, trong đó 1.818 ca điều trị tại các bệnh viện quân y (khu vực miền Bắc: 775 ca; miền Trung: 482 ca; miền Nam: 561 ca) và 493 ca nhẹ điều trị tại tuyến quân y đơn vị. So  với  năm  2021,  tăng  1.214 ca (110,67%); so với năm 2017 (2.797 ca mắc, 01 trường hợp tử vong)  số  mắc  giảm  17,37%.  Số bệnh nhân mắc SXHD tăng theo xu thế chung của cả nước, cao nhất trong 6 tháng cuối năm (tháng 11 có số ca mắc cao nhất là 394 trường hợp). Các đơn vị đóng quân trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh có số ca mắc nhiều nhất.

Tuy không có cơ quan, đơn vị nào để xảy ra ổ dịch bệnh lớn, song, một số đơn vị vẫn có số quân nhân mắc dịch cao. Công tác chẩn đoán, điều trị, tiên lượng, chăm sóc, theo dõi bệnh nhân có đơn vị chưa tốt, còn chủ quan, lơ là. Chậm phát hiện dấu hiệu chuyển nặng nên vẫn để xảy ra tình trạng bệnh nhân tiến triển nặng và tử vong. Nguyên nhân là do các cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên,  tích  cực, chủ động diệt loăng quăng, bọ gậy và phòng, chống muỗi đốt. Một số cán bộ, chiến sĩ còn chủ quan trong phòng, chống muỗi đốt (nhất là khi đi công tác nhỏ lẻ và ra ngoài doanh trại). Cán bộ, nhân viên quân y một số đơn vị chưa có kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng, chậm phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng. Dịch SXHD trong nước tăng cao, nhất là khu vực đô thị, nhiều cơ quan, đơn vị đóng quân hoặc đơn vị làm nhiệm vụ tại các khu dân cư có dịch SXHD lưu hành, nên khi bộ đội được phép về nhà sau giờ làm việc dễ bị mắc bệnh. Trường hợp bệnh nhân tử vong do bản thân mắc nhiều bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch nên tăng nguy cơ tiến triển nặng dẫn tới tử vong.

Hiện nay, trên địa bàn cả nước đang xuất hiện một số ổ dịch SXHD, nhất là tại các tỉnh, thành phố phía Nam; trong Quân đội vẫn được kiểm soát dịch tốt. Tuy nhiên sự thay đổi môi trường sống, sinh hoạt, học tập, cường độ huấn luyện của chiến sĩ mới, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp làm tăng nguy  cơ  bùng phát dịch trở lại, nhất là khi thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Để phòng, chống hiệu quả dịch SXHD trong Quân đội, bảo vệ sức hợp chuyển nặng và tử vong do SXHD.

Các tuyến quân y phối hợp chặt chẽ, thông tin, báo cáo kịp thời để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân hiệu quả. Đồng thời rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh, có  kế  hoạch  phân  tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Thực hiện tốt công tác kết hợp quân dân y trong phòng, chống dịch bệnh. Cán bộ, nhân viên quân y đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế địa phương nắm chắc tình hình dịch, bệnh nơi đóng quân. Theo dõi sát sức khỏe bộ đội, Cục Quân y yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống sau:

Quán triệt và thực hiện  đầy đủ các hướng dẫn phòng, chống dịch SXHD của Cục Quân y, trong đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng dịch bệnh. Tích cực thu dọn vật dụng phế thải gây đọng nước, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, dụng cụ chứa nước sinh hoạt, phòng tránh muỗi đốt, thường xuyên tổng vệ sinh doanh trại, môi trường. Chủ động chuẩn bị đầy đủ các phương án, biện pháp phòng, chống dịch bệnh (kế hoạch, nhân lực, vật lực, phương tiện, trang bị, hóa chất, thuốc men...).

leftcenterrightdel

Sư đoàn 5, Quân khu 7 phun thuốc diệt muỗi xung quanh doanh trại. Ảnh: CTV

Triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch SXHD, phun hóa chất đúng kỹ thuật. Xác định khu vực có nguy cơ cao tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Tăng cường rà soát, bổ sung các loại máy phun thuốc phòng dịch, hóa chất diệt muỗi, bọ gậy và vật tư phòng, chống dịch; sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó khi phát hiện ca bệnh. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch SXHD tại các điểm nóng, khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới công tác phòng, chống dịch SXHD.

Tiếp tục tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng cho nhân viên quân y các cấp, trọng tâm là phát hiện sớm ca bệnh... Trong công tác chăm sóc, theo dõi và điều trị phải cụ thể, tỉ mỉ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo để kịp thời chuyển tuyến điều trị. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, cập nhật và theo dõi chặt chẽ nhóm người bệnh có nguy cơ cao (người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bệnh nền mãn tính), chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư y tế, trang thiết bị, thuốc để  hạn  chế  tối  đa  các  trường khỏe bộ đội, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc dịch, bệnh để tổ chức cách ly, điều trị kịp thời. Đồng thời, phối hợp với các cơ sở y học dự phòng để tiến hành các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch nếu phát sinh. Viện Y học dự phòng Quân đội và Viện Y học dự phòng Quân đội phía Nam phối hợp chặt chẽ với các viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương theo dõi, giám sát véc-tơ, giám sát virus Dengue; kịp thời tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả. Trước tình hình phải đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch SXHD, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống một cách chủ động, khoa học, linh hoạt và hiệu quả trên tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao để bảo vệ tốt sức khỏe bộ đội.

Về năng lực chẩn đoán, điều trị SXHD, toàn bộ 30 bệnh viện quân y (BVQY) đều thực hiện được xét nghiệm kháng nguyên NS1; 25 bệnh viện xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM, IgG kháng vi rút Dengue; 08 bệnh viện chẩn đoán được mầm bệnh bằng kỹ thuật RT-PCR (BV Trung ương Quân đội 108,  BVQY  103,  BVQY175,  BVQY  87,  Viện  Y học dự phòng Quân đội, BVQY 268/Quân khu 4, BVQY 7A/Quân khu 7 và BVQY 211/Quân đoàn 3). Có 04 bệnh viện có khả năng sản xuất khối tiểu cầu (BV Trung ương Quân đội 108, BVQY 103,  BVQY  175,  BVQY211/QĐ3); 24 bệnh viện có thể truyền khối tiểu cầu để điều trị bệnh nhân SXHD.

Đại tá LÊ TRỌNG TOÀN -  Trưởng phòng Y học dự phòng, Cục Quân y