Quân khu 5 bao gồm 11 tỉnh (thành phố), trong đócó 4 tỉnhTây Nguyên, với 715 km đườngbiên giới với 2 nước bạn Lào và Campuchia. Các đơn vị đứng chân nơi biên giới, chủ yếu ở địa bànvùng sâu, vùng xa, đường giao thông khó khăn, xa các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nơi đây chủ yếu đồng bào dân tộc ít người sinh sống, trình độ dân trí thấp, kinh tế-xã hội chậm phát triển, nguồn khai thác lương thực, thực phẩm (LTTP) khan hiếm, giá cao.Mùa mưa, nhiều trụcđường giao thông liên huyện, tỉnh dễ bị chia cắt do sạt lở, ngập lụt...; mùa khô thường xảy ra hạn hán trên diện rộng, gây tình trạng thiếu nước ngọt.Những yếu tố trên, đã tác động khôngnhỏ đến việc bảo đảm đời sống bộ đội.

leftcenterrightdel
Vườn rau chuyên canh của Tiểu đoàn 50 (Trung đoàn  991- Bộ CHQS tỉnh Gia Lai. Ảnh: ĐÌnh Thảo

Để các đơn vị đóng quân vùng biên giới luôn chủ động trong công tác bảo đảm hậu cần, những năm qua, Hậu cần QK ưu tiên bảo đảm đầy đủ, đồng bộ quân lương, quân trang chiến đấu, áo phao, phao cứu sinh… Tổ chức luân phiên "đổi hạt" đúng quy định, bảo đảm chất lượng tốt. Hằng năm, Hậu cần QK chỉ đạo bộ chỉ huy quân sự (CHQS) các tỉnh, ban CHQS các huyện rà soát, điều chỉnh các kế hoạch, phương án bảo đảm hậu cần và tổ chức hiệp đồng với các cơ sở cung cấp LTTP trên thị trường, các bệnh viện, cơ sở y tế địa phương để sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia cấp cứu khi có tình huống khẩn cấp. Trong công tác nuôi dưỡng bộ đội, các đơn vị đã phát huy nội lực, đẩy mạnh TGSX, tự túc cơ bản thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Kết hợp nguồn kinh phí trên cấp, nguồn vốn tự có và huy động công sức bộ đội, các đơn vị đã xây dựng được nhiều mô hình TGSX phù hợp điều kiện cụ thể.

Đến nay, 100% đơn vị có vườn rau chuyên canh, giàn cây leo, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều đơn vị tận dụng lợi thế diện tích đất đai rộng, trồng cây công nghiệp, trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm để cung cấp thực phẩm tại chỗ phục vụ bữa ăn bộ đội và bán ra thị trường tăng nguồn thu. Điển hình như: Tiểu đoàn 50 (Trung đoàn 991-Bộ CHQS tỉnh Gia Lai) trồng trên 7.800 m2 rau xanh, 12,44 ha cao su, 7 ha cà phê, 700 trụ tiêu, 1.700 cây điều, 300 gốc măng điền trúc; chăn nuôi 140 đầu lợn, gần 1000 con gia cầm, 35 con bò, dê và trên 2,5 ha ao nuôi thả cá, trung bình mỗi năm thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Đại đội 1 (Ban CHQShuyện Đức Cơ-tỉnh Gia Lai), tuy gặp nhiều khó khăn về nguồn nước, nhưng vẫn duy trì bình quân 2,9m2vườn, giàn/người; chăn nuôi trên 100 con lợn, 20 con bò, gần 300 con gia cầm, tự túc 100% nhu cầu rau xanh, thịt, với giá rẻ hơn thị trường từ 11-13%, lãi thu từ TGSX đạt 1,4 triệu đồng/người/năm, đưa vào ăn thêm 3.000người/ngày, định lượng khẩu phần ănvượt qui định từ 10-15%.

leftcenterrightdel
 Kiểm tra chất lượng chế biến tại nhà ăn Đại đội 1- Ban CHQS huyện Đức Cơ. Ảnh: Thảo Hà.

Cùng với đầu tư phát triển TGSX, các đơn vị còn được QK ưu tiên lắp đặt hệ thống bếp lò hơi cơ khí phục vụ nấu ăn và bảo đảm đồng bộ trang bị, dụng cụ cấp dưỡng, bàn ăn, ghế ngồi, biển bảng nhà ăn, nhà bếp. Hằng năm, ngoài kinh phí trên cấp, các đơn vị đã huy động công sức bộ đội củng cố, sửa chữa nhà ở, nhà ăn,cáccông trình doanh trại, bảo đảmvững chắc, không có hiện tượng dột, sập, xuống cấp nghiêm trọng; bảo đảm đủ diện tích nhà ở, nhà sinh hoạt cho bộ độivà đồngbộ doanh cụ, dụng cụ. Nhiều đơn vị đượccác tổchức xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn đóng quân hỗ trợ vật liệu để xây dựng cảnh quan môi trường, làm các công trình doanh trại. Điển hình nhưTiểu đoàn 50 (Trung đoàn 991) trồng 770 cây sao xanh, 300 chậu cây cảnh. Năm 2015, cùng với nguồn kinh phí Bộ CHQS tỉnh Gia Lai hỗ trợ (600 triệu đồng)và vật liệu do doanh nghiệp hỗ trợ, Tiểu đoàn đãhuy động và công sức bộ đội làm mới 01 nhà 3 gian 2 chái, diện tích 110m2, 315m đường bê tông nội bộ; củng cố, sửa chữa một số công trình nước sạch, đường điện; tạo nên diện mạo mới cho đơn vị.

leftcenterrightdel
Câu lạc bộ ngoài trời của Tiểu đoàn 50 (Trung đoàn 991- Bộ CHQS tỉnh Gia Lai) mới được xây dưng. Ảnh: Huyền Khuê 

Để nâng cao hiệuquảcông tác vận động quần chúng, hằng năm, QK hỗ trợ kinh phí để các đơn vị tổ chức các tổ, đội trực tiếp xuống các thôn, bản tặng quà cho các gia đình chính sách. Vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, các đơn vị cử cán bộ, chiến sĩ xuống các địa bàn trọng điểm dọc tuyến biên giới, tổ chức bữa cơm tất niêncùng bàcon và tặng quà Tết cho các gia đình chính sách. Tết Nguyên đánBính Thân năm 2016, QK, Bộ CHQS tỉnh Gia Lai, Ban CHQS huyện Đức Cơđã hỗ trợ 100 triệu đồng cho đoàn công tác tổ chức xuống các thôn, bản tham gia vệ sinh đường nội bộ, củng cố hệ thống đường điện, nước, tổ chức bữa cơm tất niênvà tặng 100 chiếc bánh chưng cho các hộ gia đình nghèo.

Bên cạnh đó, Phòng Quân y QK hiệp đồng chặt chẽ vớicác cơ sở y tế địa phương, bệnh viện khu vực ưu tiên khám chữa, bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ, chiến sỹ. Đồng thời phối hợp tổ chức phun thuốc chống muỗi, côn trùng, chủ động phòng, chống dịch bệnh cho bộ đội và nhân dân địa bàn biên giới.

Với sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Hậu cần QK, Bộ CHQS các tỉnh biên giới và sự nỗ lực phấn đấu của các đơn vị, đến nay, đời sống, sức khỏe bộ đội các đơn vị  biên giới đã có cải thiện. Tỷ lệ quân số khỏe luôn đạt trên 98,5%. Đây là yếu tố quan trọng để các đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.

Mặc dù có nhiều cố gắng nỗ lực, song, do khả năng có hạn, nên công tác hậu cần nói chung, đời sống bộ đội đóng quân vùng biên giới nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, thời gian tới, đề nghịcấp trên quan tâm đầu tư cho mỗi đại đội đóng quân nơi biên giới đểxây dựng từ 1-2 bể chứa nước ngầm, thể tích 200m3/bể đểdự trữnướcphục vụ ăn, uống trong mùa khô. Đồng thời, bổ sungkinh phí để các đơn vị xây dựng chuồng nuôi lợn, gia cầm, làm nhà lưới trồng rau…Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, huyện cũng cần bố trí quỹ đất nhất định để phát triển các mô hình TGSX tập trung, trồng cây công nghiệp, tạo quỹ vốn cải thiện đời sống bộ đội.

Đại tá Ngô Tiến Sỹ (Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 5)