Sản phẩm “Cho vay siêu nhanh - Thấu chi không cần tài sản đảm bảo” của MB được Hội đồng Giải thưởng đánh giá cao bởi tính thuận tiện, an toàn, tốc độ đáp ứng giao dịch nhanh. Đặc biệt, thiết kế dựa trên hành vi tiêu dùng cũng như trải nghiệm của khách hàng trong quá trình vay vốn đã giúp cho việc vay vốn trở nên thuận tiện hơn.

Dựa trên yêu cầu của khách hàng về hạn mức thấu chi online, MB sẽ đánh giá, phê duyệt và cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán. Nhờ vậy, MB đã phục vụ được đa dạng đối tượng. Dấu ấn số hóa của sản phẩm nằm ở nền tảng số - App MBBank. Cụ thể, thay vì thực hiện giao dịch trực tiếp tại quầy, khách hàng chỉ cần 3 phút thao tác trên ứng dụng App MBBank để thực hiện mọi giao dịch cho vay mà không cần giấy tờ đảm bảo. 

leftcenterrightdel
 

Đúng như lời phát biểu của ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Xã hội không tiền mặt là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0”, với sản phẩm “Cho vay siêu nhanh”, MB đã thành công trong việc thu hút khách hàng sử dụng App nhiều hơn, tạo thói quen thực hiện giao dịch qua các nền tảng công nghệ số, góp phần giảm thiểu các giao dịch tiền mặt tại Việt Nam".

Bên cạnh sản phẩm cho vay số, MB còn ghi dấu ấn với giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ cải tiến nhất” (Most Improved Retail Bank) qua nhiều sản phẩm nâng cao trải nghiệm khách hàng như gói sản phẩm Family Banking (Gia đình tôi yêu), cho phép người dùng kết nối tài khoản của các thành viên trong gia đình, giúp lập kế hoạch và quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.

Đến hết năm 2019, MB đã thu hút thêm 2,5 triệu khách hàng mới nhờ kênh số, trong khi trước đây phải mất gần 20 năm để đạt mốc 4 triệu khách hàng. Đó là minh chứng rõ ràng nhất về sức bật của MB khi kiên định với chiến lược chuyển đổi số. Ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc MB chia sẻ: “Ít nhất 5 năm tới, MB sẽ chi khoảng 50 triệu USD/năm đầu tư cho công nghệ" để MB hiện thực hóa mục tiêu “Dẫn đầu về ứng dụng số”, phục vụ trên 10 triệu khách hàng đến năm 2021.

Ban Biên tập