Trải qua 70 năm xây dựng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên Phòng KHTH đã làm tốt vai trò của cơ quan kế hoạch hậu cần cấp chiến lược. Thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác hậu cần toàn quân; xây dựng các chương trình, kế hoạch hậu cần ngắn hạn, dài hạn cấp chiến lược và nội bộ Tổng cục; chỉ đạo công tác kế hoạch hậu cần các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ. Là cơ quan trung tâm hiệp đồng, triển khai thực hiện các loại kế hoạch; tham mưu với Tổng cục ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành hoạt động của hậu cần Quân đội, hậu cần khu vực phòng thủ (KVPT). Đặc biệt, những năm gần đây, Phòng KHTH đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tham mưu, TCHC chỉ đạo, bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ SSCĐ, thường xuyên và đột xuất. Nổi bật là:

leftcenterrightdel
Phòng KHTH thông qua phương án quy hoạch hệ thống kho hậu cần chiến lược của TCHC. Ảnh: Lương Thảo

Tham mưu, đề xuất bảo đảm kịp thời, đầy đủ mọi mặt về hậu cần cho nhiệm vụ SSCĐ, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn và nhiệm vụ đột xuất trong mọi tình huống; ưu tiên các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới, khu vực trọng điểm; ban hành các chỉ lệnh hậu cần để triển khai thực hiện Chỉ lệnh số 14/CL-BQP ngày 28-3-2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) về SSCĐ đối với Quân đội Nhân dân và dân quân tự vệ; Chỉ thị số 15/CT-TM ngày 3-12-2018 của Tổng Tham mưu trưởng về dự trữ đạn, vật chất hậu cần (VCHC) bảo đảm cho nhiệm vụ SSCĐ. Tổ chức xây dựng, điều chỉnh kế hoạch hậu cần cho nhiệm vụ A, A3; chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn kiện hậu cần chuyển trạng thái SSCĐ theo kế hoạch chung của từng đơn vị. Rà soát, điều chỉnh, quản lý, bảo quản tốt vật chất, trang bị hậu cần dự trữ cho nhiệm vụ SSCĐ và dự trữ quốc gia cho quốc phòng. Tham mưu, đề xuất việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; chủ động phối hợp xây dựng, rà soát điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng, chống dịch; kế hoạch tiếp nhận, cách ly y tế công dân tại các đơn vị Quân đội; thực hiện tốt công tác chỉ đạo tiếp nhận, vận chuyển, cách ly công dân theo quy định. Trực tiếp chuẩn bị nội dung và tham gia, chỉ đạo về hậu cần cho các cuộc diễn tập ở các cấp, nhất là các cuộc diễn tập do Bộ tổ chức. Làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất trong chỉ đạo bảo đảm tốt hậu cần cho các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước và Quân đội; các nội dung chỉ đạo huấn luyện, bảo đảm cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, cấp 2 số 2 tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Giúp Đảng ủy, Thủ trưởng TCHC triển khai thực hiện Chỉ thị số 110/CT-BQP của Bộ trưởng BQP; hướng dẫn các đảng ủy đơn vị đầu mối trực thuộc Quân ủy Trung ương (QUTW) tổ chức tốt sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW ngày 29-10-2012 của QUTW về công tác hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo; tổng hợp, trình QUTW ban hành Văn bản số 87-BC/QUTW, số 86-KL/QUTW (Báo cáo sơ kết và Kết luận của QUTW về tăng cường lãnh đạo công tác hậu cần đến năm 2020 và những năm tiếp theo).

Chủ động chuẩn bị tốt mọi mặt để Tổng cục tham mưu với BQP tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết 10 năm công tác hậu cần thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới; tham mưu, chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, hoạt động hậu cần KVPT; công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo kế hoạch của Tổ công tác/BQP…

Tham gia xây dựng các Nghị định của Chính phủ: Số 02/2016/NĐ-CP ngày 5-1-2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2007/NĐ-CP về KVPT; số 76/2016/NĐ - CP ngày 1-7-2016 quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng; Thông tư liên tịch số 104/2016/TTLT-BQP-BCA-BTC-BKHĐT ngày 30-6-2016 về KVPT. Tham mưu, đề xuất xây dựng (nội dung về hậu cần) trong xây dựng các chương trình, kế hoạch của QUTW, BQP thực hiện Chiến lược Quân sự, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam...

Chủ trì xây dựng Đề án quy hoạch hệ thống kho hậu cần toàn quân; đề xuất kiện toàn tổ chức, biên chế ngành Hậu cần toàn quân theo Nghị quyết số 606-NQ/QUTW của QUTW, Quyết định số 2574/QĐ-BQP, Chỉ thị số 87/CT-BQP của Bộ trưởng BQP về tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam đến năm 2021. Đồng thời, làm tốt tham mưu, đề xuất trong xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch hậu cần, triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất.

Tích cực tham mưu, đề xuất nội dung, hướng dẫn thống nhất hậu cần toàn quân trong thực hiện Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính Quân đội theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; đổi mới phương thức bảo đảm VCHC gắn với cơ chế quản lý tài chính trong Quân đội. Phát huy tốt vai trò tham mưu, trung tâm trong xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hậu cần thường xuyên; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cục chuyên ngành và các cơ quan liên quan, trong chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, mục tiêu công tác hậu cần.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong tham mưu, chỉ đạo thực hiện tốt cải cách hành chính trong công tác hậu cần và xây dựng chính quy ngành Hậu cần; nền nếp, chế độ công tác của Ngành được duy trì ngày càng tốt hơn; công tác đối ngoại hậu cần quân sự được mở rộng, theo đúng quy chế đối ngoại quân sự, đạt kết quả tốt. Tích cực phối hợp duy trì, phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, góp phần nâng cao chất lượng các mặt bảo đảm và xây dựng cơ quan, đơn vị hậu cần các cấp vững mạnh toàn diện...

Thời gian tới, dự báo tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp; các thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn biến hết sức phức tạp; đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu bị dập tắt, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam; nhu cầu ngân sách bảo đảm lớn, song khả năng còn có hạn... Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Phòng KHTH sẽ tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Một là, thường xuyên nghiên cứu nắm vững đường lối, quan điểm, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan, đồng thời nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất duy trì nghiêm các chế độ hậu cần SSCĐ; bảo đảm tốt hậu cần cho nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, biên giới; ứng phó với đại dịch Covid-19; thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống, sẵn sàng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; đẩy mạnh xây dựng và hoạt động hậu cần KVPT tỉnh, thành phố vững chắc. Bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn kiện hậu cần tác chiến chiến đấu ở các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, tập trung vào Kế hoạch hậu cần chuyển trạng thái SSCĐ, A, A2, A3, A4; triển khai xây dựng Kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh. Đề xuất, tạo nguồn, từng bước bổ sung đủ lượng VCHC dự trữ cho nhiệm vụ SSCĐ theo Chỉ thị số 15/CT-TM của Tổng Tham mưu trưởng. Chỉ đạo, bảo đảm, huấn luyện cho các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Hai là, thực hiện tốt chức năng tham mưu, chỉ đạo, phối hợp triển khai toàn diện các mặt công tác. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; xây dựng kế hoạch, chương trình, triển khai hiệu quả ngay từ những năm đầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ hậu cần theo Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025; các đề án, chương trình, kế hoạch hậu cần thực hiện Luật Quốc phòng năm 2018, Chiến lược Quân sự, Chiến lược Quốc phòng. Từng bước đổi mới trang bị, VCHC đồng bộ với vũ khí trang bị và bảo đảm tốt cho các đơn vị trong thực hiện Nghị quyết của QUTW, Kế hoạch của BQP về tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam đến năm 2021 và bảo đảm vũ khí trang bị của Quân đội đến năm 2025.

Ba là, tham mưu, đề xuất tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức bảo đảm VCHC gắn với cơ chế quản lý tài chính trong Quân đội, theo thể chế kinh tế của Nhà nước, phù hợp, hiệu quả. Trong đó, tập trung phân cấp triệt để cho các đơn vị; thực hiện đúng pháp luật trong mua sắm, tăng cường và mở rộng đấu thầu rộng rãi, mua sắm tập trung theo phương thức ký thỏa thuận khung, phù hợp với Luật Đấu thầu và Luật Ngân sách Nhà nước; kết hợp nhiều nguồn lực để tăng khả năng bảo đảm; đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn hóa, định mức hóa vật chất, kinh phí hậu cần cho các nhiệm vụ, ở các loại hình đơn vị. Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các mặt hàng phân cấp; thực hiện hiệu quả hơn xã hội hóa một số mặt công tác hậu cần; giữ ổn định và cải thiện đời sống bộ đội.

Bốn là, tiếp tục tham mưu, đề xuất việc kiện toàn tổ chức ngành Hậu cần Quân đội theo hướng thống nhất, đồng bộ từ cơ quan chiến lược đến đơn vị cơ sở; xây dựng nguồn nhân lực hậu cần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, năng lực chỉ huy, quản lý, điều hành của chỉ huy hậu cần và cán bộ tham mưu hậu cần các cấp. Chỉ đạo, tổ chức huấn luyện hậu cần cho các đối tượng theo đúng chương trình, kế hoạch. Thực hiện cải cách hành chính toàn diện trong mọi lĩnh vực công tác; hoàn thiện, duy trì nền nếp chế độ công tác hậu cần. Tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan nghiệp vụ cấp trên với cơ quan nghiệp vụ cấp dưới; quản lý chặt chẽ cơ sở VCHC, nhất là khâu mua sắm trong tạo nguồn, tổ chức bảo đảm; thực hành tiết kiệm ở mọi khâu, trên các lĩnh vực, tránh thất thoát, lãng phí.

Năm là, tham mưu, chỉ đạo, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, các sáng kiến cải tiến, thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, tiến tới xây dựng Chính phủ Điện tử trong ngành Hậu cần. Nghiên cứu, sửa đổi Điều lệ công tác Hậu cần, Điều lệ công tác các chuyên ngành Hậu cần phù hợp với hệ thống Điều lệnh Tác chiến Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Mở rộng hợp tác hậu cần với quân đội các nước ASEAN và các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, nhất là với các nước có biên giới liền kề. Duy trì, đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, góp phần quan trọng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ hậu cần; xây dựng cơ quan, đơn vị hậu cần các cấp vững mạnh toàn diện.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, ngành Tham mưu Hậu cần nói chung, Phòng KHTH nói riêng sẽ tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động khắc phục khó khăn, làm tốt chức năng tham mưu với lãnh đạo, chỉ huy các cấp triển khai, phối hợp thực hiện tốt các mặt công tác hậu cần, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới.

Đại tá NGÔ VĂN DUẨN, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bộ Tham mưu Hậu cần