Với chủ đề: “Khơi nguồn Tài chính xanh và Quản trị xanh”, diễn đàn thường niên lần thứ 6 có điểm nhấn mới là Lễ vinh danh Hội đồng Quản trị của Năm và trao giải Hội đồng Quản trị xuất sắc nhất. MB đã xuất sắc vượt qua hơn 500 hội đồng quản trị của các công ty niêm yết khác tại thị trường Việt Nam để giành được giải thưởng nhờ năng lực tầm nhìn chiến lược.

leftcenterrightdel

Bà Vũ Thị Hải Phượng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị MB nhận giải thưởng tại sự kiện. Ảnh: CTV 

Hưởng ứng Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7-8-2018 phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam của Chính phủ Việt Nam, MB đã triển khai “Chương trình hành động trọng tâm 2023” với mục tiêu cụ thể và toàn diện. Để tiếp cận được nguồn tín dụng xanh, doanh nghiệp cam kết kiểm đếm được lượng phát thải, công nghệ giảm tới 20% phát thải hoặc doanh nghiệp đang có lượng phát thải ít hơn 20% so với thị trường…

Trong chiến lược của MB, 90% vốn tài trợ được hướng tới các dự án năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Thời gian tới, MB đặt mục tiêu mở rộng sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang trong quá trình “chuyển đổi xanh”, bao gồm việc tài trợ cho các dự án nhằm tiết giảm năng lượng, nâng cao công suất, nỗ lực hỗ trợ sự chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam sang hướng thân thiện hơn với môi trường.

Theo báo cáo tài chính của MB cho thấy, tỷ trọng dư nợ xanh từ giai đoạn 2020 - 2023 đã tăng 3,8 lần, một bước tiến đáng kể trong việc hỗ trợ phát triển bền vững. Đến ngày 30-9-2023, quy mô dư nợ xanh của MB đạt 55.000 tỷ đồng, với 3.759 khách hàng, chiếm 11% tổng dư nợ của ngân hàng. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,8% (mức an toàn là 3%).

Những số liệu này không chỉ phản ánh sự thành công của MB trong việc triển khai chiến lược tài chính xanh mà còn là minh chứng cho việc đầu tư vào các lĩnh vực bền vững có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.

HẬU CẦN