Những năm qua, công tác quản lý chi thường xuyên NSQP của đơn vị luôn được Đảng ủy, Thủ trưởng BTL và cấp uỷ, chỉ huy các cấp đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ theo nghị quyết, chỉ thị, quy chế, điều lệ, quy định về công tác tài chính. Đảng ủy Đoàn 969 ban hành Nghị quyết về đổi mới cơ chế quản lý tài chính giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo; Quy chế về thực hiện công tác tài chính trong BQLL và BTLBVL. Ban Tài chính là cơ quan trung tâm, phối hợp, hiệp đồng và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, ngành nghiệp vụ trong BTL xây dựng dự toán ngân sách (DTNS) hằng năm sát thực tế, có tính dự báo cao, bao quát nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất theo đúng quy định của Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong Quân đội và Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; tham mưu với Thủ trưởng BTL kịp thời phân bổ, giao DTNS cho các đơn vị trực thuộc, ưu tiên bảo đảm cho các nhiệm vụ đặc biệt, chuyên sâu. Hằng quý, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch chi ngân sách cụ thể, khoa học; thực hiện chi ngân sách bám sát kế hoạch, không để dồn đọng sang quý sau hoặc chi ép vào cuối năm, chi sai mục lục ngân sách.
|
|
Đội tiêu binh vòng qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuẩn bị nghi thức duyệt đội ngũ. Ảnh minh họa: qdnd.vn
|
Ban Tài chính phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân lực, cán bộ tiến hành liên thẩm, rà soát quân số, đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, tiền ăn… cho cán bộ, chiến sĩ.
Nhiều năm qua bảo đảm phụ cấp đặc thù cho các đối tượng không bị trùng cấp, trùng lĩnh, cấp vượt tiêu chuẩn, cấp ngoài danh sách được phê duyệt. Đối với cán bộ, nhân viên hưởng lương đi viện được thanh toán chế độ theo đúng quy định. Cơ quan, đơn vị duy trì thực hiện nền nếp chế độ sinh hoạt công khai tài chính, dân chủ về kinh tế; kịp thời phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản, quy định mới về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn… đến cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, không có trường hợp nào thắc mắc về tiêu chuẩn chế độ.
Trong công quản lý kinh phí nghiệp vụ, BTLBVL thực hiện mua sắm vật tư, hàng hóa, cung cấp dịch vụ… theo đúng quy định của Luật Đấu thầu năm 2023, Nghị định của Chính phủ, quy định của BQP. Ban Tài chính tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng BTL xây dựng quy trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ, áp dụng hiệu quả tốt. Các nội dung mua sắm, đầu tư, sửa chữa, BTL đều thành lập Hội đồng tư vấn, giám sát và giao Hội đồng mua sắm khảo sát, đề xuất giá, lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo khách quan, đúng quy định. Những gói thầu mua sắm có hạn mức trên 100 triệu đồng (trừ các gói thầu yêu cầu bảo vệ bí mật của Nhà nước và BQP), đơn vị tổ chức chào hàng cạnh tranh công khai, đấu thầu qua mạng đấu thầu quốc gia để lựa chọn nhà thầu cung cấp, đảm bảo hàng hóa chất lượng tốt, giá phù hợp, tiết kiệm ngân sách, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, sai phạm trong mua sắm.
Đối với những vật tư, tài sản có tính chất chuyên dụng, đặc thù, phục vụ nhiệm vụ y tế đặc biệt và vận hành, tu bổ Công trình Lăng đều được lựa chọn kỹ lưỡng về tính năng, thông số kỹ thuật, xuất xứ. BTL chủ động ký hợp đồng kinh tế, đặt hàng riêng các hãng sản xuất, nhà máy trong và ngoài nước từ đầu năm để các cơ sở cung cấp có nguồn hàng sớm. Quá trình mua sắm hàng hóa, vật tư, tài sản, công trình cải tạo, sửa chữa được tiến hành nghiệm thu bàn giao chặt chẽ, nghiêm túc, có các cơ quan, đơn vị liên quan xác nhận. Năm 2023, BTL lựa chọn nhà thầu, phê duyệt, triển khai 47 gói thầu trên mạng đấu thầu quốc gia, đảm bảo đúng kế hoạch, hướng dẫn, quy định của BQP và Luật Đấu thầu.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên NSQP của BTLBVL cũng còn một số hạn chế là: Một số cơ quan, đơn vị chi còn để dồn cuối quý, cuối năm; có nội dung chi chưa kịp thời phải đề nghị điều chỉnh, bổ sung. Công tác quản lý vật tư, tài sản của một số đơn vị cơ sở chưa thật chặt chẽ, nền nếp… Nguyên nhân do một số cơ quan, đơn vị chưa đánh giá, bao quát hết nhiệm vụ thực tế, chưa chủ động lập hồ sơ thanh, quyết toán. Sự phối hợp, hiệp đồng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan tài chính trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ phát sinh đột xuất có nội dung chưa kịp thời.
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên NSQP ở BTLBVL Chủ tịch Hồ Chí Minh tốt hơn nữa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:
Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt nghiêm đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy chế, quy định của BQP, BTL và hướng dẫn của ngành nghiệp vụ về công tác tài chính. Đặc biệt là Quy chế số 616-QC/QUTW của Quân ủy Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chỉ huy các cấp về công tác tài chính trong Quân đội; Nghị quyết số 915-NQ/QUTW ngày 25/8/2018 của Quân ủy Trung ương về đổi mới cơ chế quản lý tài chính Quân đội giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 1661- NQ/QUTW ngày 20/12/2022 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác tài chính đến năm 2030; Hướng dẫn số 1456/HD-CTC ngày 29/3/2022 của Cục Tài chính/BQP về nội dung báo cáo của người chỉ huy về công tác tài chính với cấp ủy Đảng. Tăng cường trách nhiệm của chủ tài khoản, chức năng kiểm soát của cơ quan tài chính trước, trong và sau khi chi tiêu ngân sách, đảm bảo chi tiêu, sử dụng kinh phí, tài sản công đúng quy định của Nhà nước và BQP. Đề cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cấp ủy, người chỉ huy cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trước pháp luật.
Cơ quan tài chính phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng DTNS năm đảm bảo tính dự báo cao, bao quát các nhiệm vụ; xác định quân số kế hoạch sát thực tế, cập nhật kịp thời, chính xác chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật; không lập trùng hai nguồn ngân sách cùng bảo đảm cho một nội dung nhiệm vụ. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch ngân sách đúng quy định. Nắm chắc các nguồn lực tài chính, chủ động cân đối, bố trí ngân sách có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách cho bộ đội và bảo đảm cho các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan đến vật tư, tài sản, hàng hóa, trang thiết bị, thuốc… phải đặt hàng, nhập khẩu.
Cơ quan và cán bộ, nhân viên tài chính chủ động tham mưu với cấp ủy, chỉ huy đơn vị triển khai chặt chẽ quy trình chi ngân sách trong mua sắm vật tư, hàng hóa, tài sản, trang thiết bị kỹ thuật; đảm bảo đúng quy định theo Luật Đấu thầu năm 2023, Luật Giá năm 2023 và các văn bản quy định của BQP. Tăng cường áp dụng các hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu trên mạng đấu thầu quốc gia; ghép nhóm những nội dung mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ có cùng khoản mục, nội dung, tính chất nhiệm vụ của vật tư, tài sản để thực hiện đấu thầu theo quy định. Hạn chế chỉ định thầu khi không cần thiết, đảm bảo quá trình lựa chọn nhà thầu diễn ra công khai, minh bạch; mua sắm vật tư, hàng hóa đảm bảo chất lượng tốt, giá cả phù hợp, tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Nâng cao vai trò của Hội đồng tư vấn đấu thầu, mua sắm trong khảo sát giá, kịp thời đề xuất với Thủ trưởng BTL phương án giá tốt, phù hợp. Chấp hành nghiêm quy định về mua sắm tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Duy trì nghiêm chế độ hạch toán kế toán, đảm bảo cập nhật chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong BTL.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy tinh thần tự học tập, rèn luyện, tích cực nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan để làm tốt chức năng tham mưu với cấp ủy, chỉ huy và hướng dẫn cơ quan đơn vị thực hiện đúng quy trình, quy định quản lý chi NSQP. Hằng năm, Ban Tài chính tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng BTL, tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác tài chính, mời các chuyên gia, cơ quan cấp trên phổ biến pháp luật trong lĩnh vực tài chính kế toán đối với chỉ huy các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Tài chính, phụ trách chi tiêu của các cơ quan, đơn vị trong BTL. Cán bộ, nhân viên tài chính các đơn vị chủ động nghiên cứu, tham gia, đề xuất ý kiến sửa đổi Chế độ kế toán trong Quân đội; tham mưu, đề xuất và xây dựng quy trình chuyển đối số ngành Tài chính trong BTL; vận hành và khai thác có hiệu quả các phần mềm nghiệp vụ do Cục Tài chính/ BQP ban hành, nhất là phần mềm Quản lý ngân sách tích hợp nhiều phân hệ, có tính kết nối, liên thông số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tài chính tại đơn vị.
Phát huy vai trò trách nhiệm của tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và cán bộ, chiến sĩ trong giám sát quản lý tài chính, sử dụng tài sản công, thực hiện các chế độ, chính sách cho bộ đội. Thực hiện nghiêm kế hoạch công tác, chế độ kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với các bộ phận tài chính ở đơn vị cơ sở. Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những sai phạm và xử lý nghiêm những trường hợp gây thất thoát, thiệt hại về ngân sách, tài sản; gắn kiểm tra với khắc phục tồn tại. Các cơ quan, đơn vị trong BTL tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua Quyết thắng, tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần tích cực nâng cao chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên NSQP trong BTL.
Quản lý chi thường xuyên NSQP ở BTLBVL Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng, mang tính đặc thù so với đơn vị khác. Do đó cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để công tác quản lý chi thường xuyên NSQP trong BTLBVL Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Trung úy NGÔ QUANG CHIẾN, BTL Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh