Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân quy định:
Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối;
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối;
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối;
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối;
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối;
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
* Đồng chí Thiếu tá QNCN Lê Xuân Anh công tác tại Quân khu 4, hỏi: Năm nay tôi 49 tuổi, tính đến hết tháng 5/2022 tôi có 30 năm công tác liên tục trong Quân đội. Tháng 6/2022, tôi được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Vậy mức hưởng lương hưu của tôi được tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014, thì mức hưởng lương hưu của đồng chí được tính như sau:
20 năm đầu đóng BHXH, tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30, là 10 năm, tương ứng với 10 x 2% = 20% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ phần trăm lương hưu của đồng chí là: 45% + 20% = 65%.
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của đồng chí vào tháng 6/2022 sẽ là 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
* Bà Lê Thị Thanh ở Phú Thọ hỏi: Con tôi là chiến sĩ mới nhập ngũ có được tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT) không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ BHYT?
1. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu thì sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ là đối tượng tham gia BHYT. Do đó, chiến sĩ mới nhập ngũ là đối tượng tham gia BHYT.
2. Trình tự, thủ tục cấp thẻ BHYT đối với quân nhân được quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016, cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cấp thẻ BHYT và chuyển về đơn vị cho người tham gia BHYT.
* Ông Nguyễn Văn An ở Hà Nam hỏi: Con tôi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đầu năm 2022, hỏi thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào?
Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 143/2020/TT-BQP ngày 08/12/2020 của Bộ trưởng BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của BQP quy định thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.♦
Ban Biên tập