Tư tưởng nhân văn là một nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nói đến tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là nói tới toàn bộ suy nghĩ và tình cảm đã chi phối suốt cuộc đời, sự nghiệp của Người, một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho nền độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của Nhân dân, cho sự giải phóng của cả nhân loại và mỗi người. Cả cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn cháy bỏng khát khao giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Nhân dân được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc. Người khẳng định: “Tôi chỉ có mt ham mun, ham mun tt bc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh luôn khoan dung, độ lượng với con người, có tình thương yêu vô hạn với đồng bào, đồng chí; đã là người Việt Nam đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái bao la của Người, bởi theo Người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Phúc ngày 2-3-1963. Ảnh tư liệu.

Với ngành HCQĐ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có sự quan tâm đặc biệt, dành tình yêu thương vô bờ bến. Ngay từ khi mới thành lập (11-7-1950), ngành HCQĐ đã được Người quan tâm chăm lo, dạy bảo ân cần. Những ngày đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, một số cán bộ, chiến sĩ chưa hiểu hết vị trí, vai trò của công tác cung cấp, nên chưa yên tâm công tác, muốn làm công tác khác, Bác đã kịp thời viết thư thăm hỏi, động viên, căn dặn và nhấn mạnh về vị trí, tầm quan trọng của công tác cung cấp trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Bác nhấn mạnh:“Trong cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước được phân công, đều làm đầy tớ cho Nhân dân. Đó là vinh dự cao nhất, nếu có thành tích gì, thì người Chủ tịch và người nấu cơm phải chia nhau cái vinh dự ấy”. Theo Người, công việc gì làm tròn, bổ ích cho kháng chiến, cho cách mạng, cho Nhân dân đều là công việc sang, công việc gì bên ngoài có vẻ lòe loẹt mà không làm tròn là công việc xấu. Người chỉ rõ: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận, cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận”. Vị trí, trách nhiệm của người làm công tác hậu cần rất nặng nề, vì vậy, Bác yêu cầu người cán bộ cung cấp phải: “Phụng sự đa số bộ đội, tức là người binh nhì, phải thường xuyên chăm sóc người bình nhì, phải thật lòng thương yêu binh sĩ. Đặc biệt chớ tham ô một đồng tiền, một ngày công của Nhân dân đóng góp cho bộ đội”. Bác yêu cầu: “Cán bộ cung cp phi làm kiu mu vcần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” cho cán bộ các ngành khác học tập. Bác luôn chia sẻ, động viên cán bộ, chiến sĩ ngành HCQĐ đều phải cố gắng học tập công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ rất vinh dự và rất vẻ vang, xứng đáng là đầy tớ, công bộc của Nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực điển hình về sự quan tâm, tình yêu thương vô cùng to lớn và sâu sắc với cán bộ, chiến sĩ ngành HCQĐ. Trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, đồng bào, bộ đội ăn đói, mặc rét, nhất là ngoài mặt trận, nhiều đêm Bác không ngủ được vì thương bộ đội, thương dân công phải ngủ ngoài rừng để làm nhiệm vụ. Bác phát động toàn dân và chính mình gương mẫu nhịn ăn mỗi tuần một bữa để tiết kiệm từng bát gạo, đồng tiền ủng hộ bộ đội và cứu đói cho đồng bào. Người viết: “Tôi quyên góp một tháng lương một nghìn đồng nhờ Cụ Chủ tịch Ủy ban mùa Đông kháng chiến mua dùm vt liu, may dùm my chiếc áom, my chiếc khăn cho chiến sĩ gi là tít lòng thành”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, nhiều áo ấm được Nhân dân ta quyên góp gửi ra chiến trường cho bộ đội; cũng từ đây, chiếc áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng của bộ đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Đi chiến dịch, Bác cùng ăn, cùng ở với bộ đội, Bác nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn sao ngon được, chiến sĩ còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đủ lắm rồi”. Đó là những tình cảm rất nhân văn, hết mực yêu thương cán bộ, chiến sĩ mà hiếm có vị nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới có được.

Có thể nói, lòng nhân ái, tình yêu thương của Bác với cán bộ, chiến sĩ Hậu cần là vô cùng to lớn và sâu sắc. Bác dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Hậu cần, được thể hiện qua những lời dạy bảo ân cần, động viên, khen ngợi mỗi khi cán bộ, chiến sĩ Hậu cần lập nhiều thành tích, chiến công to lớn trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong bữa cơm chúc mừng các chiến sĩ thi đua lập nhiều thành tích trong sản xuất và chiến đấu, nhìn anh hùng Ngô Gia Khảm bị thương tật ở tay, cầm thìa xúc thức ăn thật vất vả, Bác rơm rớm nước mắt và tự tay Người gắp thức ăn cho anh. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã tự tay làm nhiều chiếc “Phù hiệu sao đỏ” để tặng cho chiến sĩ Vận tải có nhiều chiến công xuất sắc trong nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, vật chất hậu cần cho các chiến dịch. Nhiều tặng phẩm được các nước bạn, Nhân dân, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước tặng, Bác đã dành dụm tặng cho cán bộ, chiến sĩ ngành Hậu cần để làm nhiệm vụ, như: Ống nghe y tế, Bác mang tặng cho chiến sĩ Quân y để thêm dụng cụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và Nhân dân; những chiếc ca-men, Bác tặng để phục vụ cơm, nước cho bộ đội; bộ quần áo Bác cũng tặng cho cán bộ, chiến sĩ ngành Hậu cần để làm phần thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc nhất; chiếc đài bán dẫn, Bác tặng cho bộ đội Vận tải, để ngày đêm nghe tin tức trên đường vận chuyển vũ khí, khí tài, vật chất hậu cần vào chiến trường miền Nam... Đặc biệt, trong cuộc sống thường ngày, Bác chắt chiu, dành dụm tiền lương, tiền nhuận bút viết báo để gửi mua nước uống, nước ngọt cho bộ đội làm nhiệm vụ trực chiến...

Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang 70 năm qua của ngành HCQĐ, được sự giáo dục, rèn luyện của Đảng, Bác Hồ kính yêu, toàn Ngành đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt. Trong mỗi chiến công, bước trưởng thành đó, ngành HCQĐ luôn vận dụng, quán triệt sâu sắc, đúng đắn sáng tạo những quan điểm tư tưởng nhân văn, tư tưởng Hậu cần quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác. Thấm nhuần tư tưởng, tình yêu thương của Bác, ngành HCQĐ luôn quán triệt và thực hiện tốt tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, đó là xây dựng đoàn kết thống nhất cao, có tình yêu thương đồng chí, đồng đội, xây dựng niềm tin vững chắc, dựa vào sức mạnh của các cơ quan, đơn vị, có mục tiêu phương hướng đúng đắn sáng tạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên giao. Có thể nói, tư tưởng nhân văn, lòng nhân ái, tình yêu thương bao la của Bác là niềm cổ vũ, động viên là động lực tinh thần vô cùng to lớn thôi thúc cán bộ, chiến sĩ hậu cần ra sức rèn luyện, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội ta chiến đấu và chiến thắng suốt 70 năm qua...

Để mãi xứng đáng với tình cảm, tình yêu thương của Bác, thời gian tới, cán bộ, chiến sĩ toàn Ngành sẽ tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng, đạo đức của Người, đặc biệt là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, ra sức phấn đấu rèn luyện, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ, hy sinh trong thời kỳ mới hiện nay. Tăng cường giáo dục, rèn luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết, yêu thương con người theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm chủ khoa học công nghệ mới, xây dựng ngành HCQĐ cách mạng chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quân đội trong giai đoạn mới. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành HCQĐ làm theo lời Bác Hồ dạy” gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào Thi đua Quyết thắng, tạo động lực tinh thần to lớn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Đại tá, TS Đào Hải Triều, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hậu cần Quân đội