Để khắc phục những hạn chế trên, nhóm tác giả gồm Thượng tá, Bác sĩ  Nguyễn Văn Chinh, Phó Giám đốc; Thiếu tá, Dược sĩ Nguyễn Bá Vinh- Phó Chủ nhiệm Khoa Trang bị (Chủ nhiệm sáng kiến); Thiếu tá,  Kĩ sư Lê Hoài Sơn, Khoa Trang bị (Bệnh viện Quân y 105-Tổng cục Hậu cần) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo loại cáng cứu thương mới (Model CCT 105.01). Cáng được thiết kế tách rời thành 2 nửa riêng biệt. Các bản hai bên (trái và phải) của cáng được thiết kế tách rời nhau và nối lại với nhau ở giữa bằng các khớp nối. Dây đai để giữ TBB có thể dễ dàng tách rời ra. Chiều dài cáng có thể thay đổi tùy theo chiều dài cơ thể TBB.

leftcenterrightdel
 


leftcenterrightdel
Cáng cứu thương được xếp gọn trong túi đựng.


Thông số kỹ thuật của cáng như sau:
Chiều dài (có thể thay đổi) từ 1.700-2.050 mm; chiều dài khi gập 1.200 mm; chiều cao từ 68-70 mm; chiều rộng 460 mm; hối lượng tổng thể 09 kg; tải trọng từ 120-160 kg. Cáng được sản xuất bằng nhôm, một số chi tiết làm bằng thép CT3.

Cách sử dụng: Mở lẫy cáng, đặt 2 mảnh cáng ghép sang 2 bên TBB. Nhẹ nhàng nghiêng người TBB lên, đồng thời đưa nhẹ cáng vào trong thân người, sau đó đóng lẫy để ghép cáng. Dùng dây chun (dây đai) cố định chặt TBB vào cáng và tiến hành vận chuyển TBB.

Ưu điểm và hiệu quả sử dụng: Cáng có trọng lượng nhẹ, thuận tiện cho việc cơ động, vận chuyển TBB. Dễ dàng đưa TBB đặt lên cáng, đồng thời đặt lên giường bệnh hoặc bàn mổ và lấy cáng ra, không cần di chuyển TBB, hạn chế được những tác động xấu như di lệch thêm ổ gãy hoặc làm đau đớn thêm cho TBB. Khi vận chuyển, đóng gói, cáng được gấp đôi, tháo rời thành hai nửa. Đặc biệt, có thể thực hiện kỹ thuật ép tim TBB khi cấp cứu ngay trên cáng (loại cáng cũ không thể thực hiện được kỹ thuật này).

Sản phẩm  cáng cứu thương CCT 105.01 đã đạt giải A nội dung sáng kiến cải tiến kỹ thuật tại Hội thi Đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản các bệnh viện quân y toàn quân năm 2017 khu vực phía Bắc.¨

HỒNG QUANG